|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch lớn cổ phiếu SJM, BMF, CSC, VTZ, SSB, LBM, AGP, IDP, CCA, REE, ITA

06:37 | 30/09/2023
Chia sẻ
Thống kê công bố thông tin có các giao dịch lớn đăng ký mua/bán và thông báo giao dịch cổ đông lớn của các cổ phiếu SJM, BMF, CSC, VTZ, SSB, LBM, AGP, IDP, CCA, REE, ITA.

Đăng ký bán ra: CSC, VTZ, BMF, SSB, LBM

CTCP Tập đoàn COTANA (Mã: CSC): Bà Huỳnh Thị Mai Dung, vợ ông Nguyễn Đỗ Lăng, Phó Chủ tịch HĐQT thông báo đã bán 39.000 cổ phiếu trên 1 triệu cổ phần đăng ký. Sau giao dịch, bà Dung sở hữu 5,1 triệu cổ phiếu (tương đương 16,44% vốn điều lệ). Thời gian giao dịch từ ngày 28/8 đến ngày 26/9.

CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (Mã: VTZ): Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT thông báo đã bán 2,6 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, ông Tuấn sở hữu 8 triệu cổ phiếu (tương đương 18,64% vốn điều lệ). Thời gian giao dịch từ ngày 31/8 đến ngày 26/9.

Ông Phan Văn Quân, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc thông báo đã bán 4,2 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, ông Quân sở hữu 6,4 triệu cổ phiếu (tương đương 14,95% vốn điều lệ). Thời gian giao dịch từ ngày 31/8 đến ngày 26/9.

CTCP Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai (Mã: BMF): Bà Vũ Thị Mai Phương, Trưởng BKS thông báo đã bán toàn bộ 600.000 cổ phiếu (tương đương 14,42% vốn điều lệ). Thời gian giao dịch là ngày 26/9.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Mã: SSB): Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Tổng Giám đốc đăng ký bán 7 triệu cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, bà Hương sở hữu 2,4 triệu cổ phiếu (tương đương 0,098% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 4/10 đến ngày 2/11.

CTCP Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng (Mã: LBM): Ông Trần Hùng Phương, Thành viên BKS thông báo đã bán toàn bộ 100.260 cổ phiếu (tương đương 0,5% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 25-29/9.

Đăng ký mua: AGP, IDP, CCA, REE, ITA

CTCP Dược phẩm Agimexpharm (Mã: AGP): Ông Nguyễn Văn Kha, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đăng ký mua 200.000 cổ phiếu. Trước khi thực hiện giao dịch, ông Kha sở hữu 2,9 triệu cổ phiếu (tương đương 14,17% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 2-27/10.

CTCP Sữa Quốc tế (Mã: IDP): Ông Đinh Quang Hoàn, Ủy viên HĐQT thông báo đã mua 1,5 triệu cổ phiếu (tương đương 2,44% vốn điều lệ). Thời gian giao dịch là ngày 22/9.

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Mã: CCA): Ông Võ Đức Đông, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đăng ký mua 50.000 cổ phiếu. Phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 3-30/10.

CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE): PLATINUM VICTORY PTE. LTD. đăng ký bán 1,2 triệu cổ phiếu. Phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 5/10 đến ngày 3/11.

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA): CTCP Đại học Tân Tạo thông báo đã mua 2,7 triệu cổ phiếu. Phương thức giao dịch thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 27-29/9.

CTCP Tập đoàn 911 (Mã: NO1): Bà Nguyễn Thị Hải, vợ ông Lưu Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu (tương đương 4,167% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 5/10 đến ngày 3/11.

CTCP Đông Hải Bến Tre (Mã: DHM): Ông Dương Thành Công, Thành viên HĐQT thông báo đã mua 150.000 cổ phiếu. Sau giao dịch, ông Công sở hữu 1,6 triệu cổ phiếu (tương đương 2,081% vốn điều lệ). Phương thức giao dịch thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 18-26/9.

Cổ đông lớn: SJM, BMF

CTCP Sông Đà 19 (Mã: SJM): Công ty TNHH FINSTA thông báo đã mua 50.000 cổ phiếu. Sau khi thực hiện giao dịch, số lượng cổ phiếu Công ty TNHH FINSTA nắm giữ là 746.300 cổ phiếu (tương đương 14,93% vốn điều lệ). Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 25/9.

CTCP Vật liệu Xây dựng và Chất đốt Đồng Nai (Mã: BMF): Bà Ngô Dạ Ngân thông báo đã bán toàn bộ 651.281 cổ phiếu (tương đương 15,66% vốn điều lệ) và không còn là cổ đông lớn ngày 22/9.

Bà Vũ Thu Trang thông bá đã mua 155.860 cổ phiếu (tương đương 6,15% vốn điều lệ) và trở thành cổ đông lớn ngày 22/9.

Thu Hà

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.