|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại (5/4): Tiếp tục 'xả' phiên thứ ba liên tiếp, tập trung vào VNM, VJC và FLC

15:50 | 05/04/2019
Chia sẻ
Như vậy,khối ngoại đã có chuỗi bán ròng ba phiên liên tiếp. Hoạt động bán ròng hôm nay tập trung trên HOSE, trong khi mua ròng trên HNX và UPCoM.

Ngày 5/4, thị trường diễn biến tích cực, đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,35 điểm lên 989,26 điểm; HNX-Index tăng 0,42% lên 107,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,12% lên 56,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 235,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị đạt gần 4.533 tỉ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.320 tỉ đồng.

Trên HOSE, nhà đầu tư bán ròng 52,6 tỉ đồng với khối lượng gần 3,3 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng tập trung vào các cổ phiếu.

Cụ thể, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VNM (80,9 tỉ đồng), VJC (31,3 tỉ đồng) FLC (17,9 tỉ đồng). Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài còn bán ròng một số mã cổ phiếu như HCM, HDB, POW, VHC…

Diễn biến trái chiều, GAS đứng đầu về giá trị mua ròng trên HOSE với giá trị 48,1 tỉ đồng, theo sau là CII (18,6 tỉ đồng) và KBC (13,6 tỉ đồng). Cổ phiếu VHM của Vinhomes cũng được mua ròng với giá trị 12,8 tỉ đồng. Một số cổ phiếu được mua ròng với giá trị dưới 10 tỉ đồng như CTD, DXG, TDM, VIC, PLX...

Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 13,1 tỉ đồng với khối lượng 673.801 đơn vị. Cổ phiếu PVS đứng đầu về giá trị mua ròng với giá trị 15,2 tỉ đồng, theo sau là ART (585 triệu đồng), VCS (453 triệu đồng).

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng BCC hơn 1 tỉ đồng, THB (181 triệu đồng) và WCS (165 triệu đồng).

Giao dịch trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ hơn 4 tỉ đồng với khối lượng 179.699 đơn vị. Hai cổ phiếu GEG và MCH đứng đầu về giá trị mua ròng, giá trị lần lượt là 5,3 tỉ đồng và 1,8 tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, VEA và ACV bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 2 tỉ đồng và 623 triệu đồng.

Hoàng Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.