|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch chứng quyền tuần (8 - 12/7): Mã cũ 'bớt nóng', hàng mới phát hành gây sốt với lợi suất gần 40%

20:06 | 14/07/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng quyền tuần qua ghi nhận sự khởi sắc của nhóm chứng quyền mới được phát hành, trong khi nhóm đang giao dịch trên sàn không còn duy trì được sự tích cực với giá và thanh khoản đều giảm mạnh.

Thêm 6 chứng quyền mới được đưa vào giao dịch

Phiên giao dịch ngày 12/7, thị trường ghi nhận sự tham gia của 6 mã chứng quyền mới được xây dựng dựa trên các cổ phiếu FPT, HPG, MWG do Chứng khoán SSI (SSI – Mã: SSI) và Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC – Mã: HSC) phát hành.

cw

Thêm 6 mã chứng quyền mới được giao dịch ngày 12/7. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

Theo đó, SSI phát hành thêm 5 mã chứng quyền dựa trên 3 mã chứng khoán cơ sở HPG, FPT và MWG, gồm: Chứng quyền HPG – kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, chứng quyền FPT kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng, chứng quyền MWG - kỳ hạn 6 tháng, với tổng số lượng 5 triệu chứng quyền chia đều cho mỗi mã.

Với việc phát hành thêm 5 mã chứng quyền mới, Chứng khoán SSI là đơn vị phát hành nhiều mã chứng quyền nhất trên thị trường tính đến thời điểm 28/6.

Bên cạnh đó, HSC cũng phát hành thêm 2 triệu chứng quyền MWG kỳ hạn 6 tháng, tỉ lệ chuyển đổi với giá phát hành 2.700 đồng/cw.

Hàng trên sàn "bớt nóng", mã chứng quyền phát hành mới "gây sốt"

Thống kê trong tuần giao dịch 8 – 12/7, thị trường chứng quyền diễn biễn kém sôi động hơn so với tuần trước khi hầu hết đều giảm giá. Tuy nhiên, những chứng quyền mới được phát hành là tâm điểm với lợi suất lên tới gần 40%.

cw1

Diễn biến thị trường chứng quyền trong tuần qua. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

Về tổng quan, tuần giao dịch vừa qua ghi nhận 6 mã chứng quyền tăng giá và 10 mã giảm giá, lợi suất trung bình là âm 1,4%.

Trong 6 chứng quyền mới được giao dịch vào phiên 12/7, có 5 mã tăng giá và chỉ một mã giảm giá. Trong đó, chứng quyền CMWG1904 do SSI phát hành có lợi suất lên tới 38,57%; chứng quyền CFPT1902 cũng có lợi suất đạt 31,58%. Ngược lại, chứng quyền CHPG1905 không gây được ấn tượng khi giảm 3,03% trong phiên giao dịch đầu tiên.

Bên cạnh đó, chứng quyền CMWG1903 do HSC phát hành đem lại mức lãi 23,7% cho nhà đầu tư.

Trái ngược với nhóm mới lên sàn, các chứng quyền còn lại chứng kiến tuần giao dịch kém khởi sắc khi có tới 9/10 mã giảm giá.

Chứng quyền CPNJ1901 của Chứng khoán MBS dẫn đầu chiều giảm với tỉ lệ mất giá 23,08%, theo sau đó là chứng quyền CHPG1901 của Chứng khoán VPS với mức giảm 17,69%.

Các chứng quyền khác có mức giảm hơn 10% gồm CHPG1901 (14,38%), CMBB1901 (14,02%), CFPT1901 (11,48%). Đáng chú ý, chứng quyền CHPG1902 của Chứng khoán KIS có giá thấp hơn 1000 đồng/cw, ghi nhận mức giảm 10,29%.

Trong khi đó, chứng quyền CMWG1902 của VNDirect ngược dòng tăng 1,65% lên 4.310 đồng/cw.

Khối lượng giao dịch giảm hơn 44%, vốn hóa thị trường tăng thêm 3,91 tỉ đồng.

Cùng chiều với diễn biến giá, tất cả các chứng quyền đều giao dịch ảm đạm hơn hơn trong tuần 8 – 12/7 với mức thanh khoản giảm 44,1% so với tuần trước đó. Cụ thể, tổng khối lượng chứng quyền giao dịch trong tuần vừa qua đạt 9,17 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 24,48 tỉ đồng.

Trong đó, hai mã CFPT1901 và CPNJ1901 có khối lượng giao dịch giảm tới hơn 70%, đạt lần lượt 430.470 đơn vị và 231.230 đơn vị. Theo sau đó, khối lượng giao dịch của hai chứng quyền CMBB1902 và CHPG1901 giảm lần lượt 53,1% và 52,7%.

Ghi nhận giao dịch tích cực hơn, chứng quyền CHPG1903 khớp lệnh 221.880 đơn vị, giảm 6,6% so với tuần trước. Chứng quyền CHPG1902 có khối lượng khớp lệnh 1,68 triệu đơn vị, tương ứng giảm 8,5%.

cw2

Thanh khoản thị trường chứng quyền giảm mạnh trong tuần giao dịch thứ hai. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

Với việc bổ sung thêm 6 mã chứng quyền mới và có diễn biến giá tích cực, vốn hóa thị trường chứng quyền tăng thêm 3,91 tỉ đồng trong tuần qua.

Mã đóng góp nhiều nhất vào vốn hóa thị trường là CMWG1904 với 5,4 tỉ đồng, đồng thời cũng là chứng quyền lớn nhất với thị giá 19.400 đồng/cw  và vốn hóa 19,4 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, một số mã chứng quyền mới giao dịch cũng góp phần làm tăng vốn hóa thị trường như CMWG1903, CFPT1902, CFPT1903, và CHPG1904.

Ở chiều ngược lại, vốn hóa của chứng quyền CMBB1901 bốc hơi mất 1,35 tỉ đồng, theo sau là CFPT1901 với mức giảm 0,96 tỉ đồng.

Ngoài ra, chứng quyền mới phát hành CHPG1905 cũng giảm 0,1 tỉ đồng vốn hóa trong phiên giao dịch đầu tiên.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 337.600 chứng quyền, giá trị bán 640 triệu đồng

Trong tuần giao dịch thứ hai, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên thị trường chứng quyền. Tuy nhiên, mức độ bán ròng giảm đáng kể với 337.600 đồng, tương ứng giá trị 640 triệu đồng.

cw3

Khối ngoại tiếp tục bán ròng chứng quyền trong tuần qua. Nguồn: HSX, Sơn tùng tổng hợp

Cụ thể, khối ngoại bán 1,87 triệu chứng quyền, chiếm 20,4% tổng khối lượng toàn thị trường, tuy nhiên giá trị bán lại ít hơn với 8,5% toàn thị trường, tương ứng 2,08 tỉ đồng.

Trong khi đó, khối này mua vào 1,53 triệu đơn vị với giá trị 1,44 tỉ đồng, chiểm 5,9% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Cổ phiếu phát hành chứng quyền giao dịch phân hóa

Diễn biến trên thị trường chứng khoán cơ sở, cổ phiếu "nhóm chứng quyền" giao dịch phân hóa với 3 mã tăng giá và 3 mã giảm giá.

cw4

Cổ phiếu "nhóm chứng quyền" giao dịch phân hóa. Nguồn: Sơn Tùng tổng hợp

Trong đó, cổ phiếu MWG ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 2,8% lên 98.100 đồng/cp, mức giá này chỉ còn cách đỉnh lịch sử 2.600 đồng/cp. Cùng với đó, hai cổ phiếu FPT tăng 0,9% và MBB tăng 0,2%, lên lần lượt 47.000 đồng/cp và 21.350 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG vẫn chưa cho thấy tín hiệu tích cực khi tiếp tục giảm 1,8% trong tuần này, xuống còn 21.900 đồng/cp. Tương tự, cổ phiếu VNM  và PNJ giảm lần lượt 1,7% và 1,2%.

Sơn Tùng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.