Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.
Ngày 31/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với một số bộ, ngành, địa phương.
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Hà Nội vẫn còn số vốn trên 1.728 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết gây ảnh hưởng đến kết quả giải ngân vốn đầu tư công.
Theo các chuyên gia, trong nhiều năm nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào bị xử lý vì để chậm giải ngân vốn đầu tư công khiến vấn đề này lặp đi lặp lại năm này qua năm khác.
Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, có tình trạng "xếp hàng nhận chỗ" trong danh mục đầu tư công trung hạn gây ra lãng phí nguồn tiền, lãng phí cơ hội, đặc biệt là lãng phí cơ hội đối với dự án đang cần triển khai nhưng không nằm trong danh mục.
Trong chiều nay (9/8), Chính phủ đã trình UBTVQH cho ý kiến về 114 dự án của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương với dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương trong nước là 96,3 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vì trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay, tình trạng "tiền để đấy không tiêu được" là "rất xót ruột và sốt ruột".
Dù dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế-xã hội dần phục hồi nhưng việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn vẫn “ì ạch” so với kế hoạch, với nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân thấp.
Liên quan đến vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, vốn đầu tư công hiện nay đã phân cấp cơ bản đầy đủ, từ lựa chọn dự án, lập dự án, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh vốn, giao vốn, tổ chức đấu thầu giải phóng mặt bằng.
Theo Thứ trưởng Tài chính, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, nhiều chủ đầu tư thậm chí bỏ cọc để không bị lỗ thêm là một trong những nguyên nhân khiến giải ngân đầu tư công chậm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển KT - XH.
Tính đến hết tháng 5 có ba Ban QLDA tiếp tục phát huy được kết quả giải ngân vượt kế hoạch đăng ký gồm Ban QLDA Thăng Long, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và Ban QLDA Đường thủy.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến ngày 25/5, vẫn còn 9 dự án do Bộ quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư có kết quả giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu do chậm lựa chọn nhà thầu, chậm tiến độ thi công hay chậm hoàn thiện hồ sơ.
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…