Giải mã 'sức hút' của IMP
Theo báo cáo tài chính quý 3/2017 của IMP, doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp này đạt 750 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Sở dĩ doanh thu thuần tăng mạnh trong quý 3 là do doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng thị trường, khiến doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp này cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao.
Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của IMP cũng đã cải thiện khi giảm xuống mức 58% so với mức 60% của kỳ trước. Theo đó, biên lợi nhuận của doanh nghiệp này trong kỳ cũng tăng lên mức 41,7%, so với mức 39,9% của cùng kỳ.
Trong kỳ, chi phí lãi vay của IMP khá thấp, chỉ 618 triệu đồng. Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp này không có khoản nợ vay tài chính nào, cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp này khá lành mạnh.
Chi phí bán hàng tăng 15% và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 22% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của IMP chiếm tới 65% lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này, cho thấy tổng khoản mục chi phí này khá lớn.
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đạt gần 89 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ.
Ngày 17/11, IMP đã thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%/CP (01 cổ phiếu được nhận 500 đồng), thời gian thanh toán là 19/12/2017.
Hiện cổ phiếu IMP vẫn đang nằm dưới khá xa mức định giá. Với kết quả kinh doanh khả quan cùng với thông tin tạm ứng cổ tức năm 2017, IMP có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong ngắn hạn. Trong vòng 1 tháng qua, cổ phiếu IMP đã tăng 10,24% và trong tuần qua tăng 11,29%, với khối lượng giao dịch đạt gần 50.000 đơn vị/ngày. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu IMP tăng 2,94% đóng cửa ở mức 70.000đ/CP sau khi doanh nghiệp này thông báo thông tin tạm ứng cổ tức năm 2017.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu IMP tăng 2,94% đóng cửa ở mức 70.000đ/CP. |
Tuy nhiên, theo PHS, doanh nghiệp này vẫn đang đối mặt với một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Thứ nhất là rủi ro thâu tóm. Trong vòng 1 năm qua, IMP luôn trong tình trạng kín room ngoại với sự có mặt của phần lớn các quỹ đầu tư lớn của nước ngoài. Mới đây khi IMP phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược Phano, một số quỹ ngoại đã mua khớp lệnh trên sàn, nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại IMP. Hiện tỷ lệ sở hữu của các quỹ đầu tư ngoại tại IMP khá lớn, chỉ sau cổ đông lớn nhất là Vinapharm.
Thứ hai là rủi ro về hệ thống phân phối. Theo đó, mâu thuẫn về lợi ích giữa hệ thống phân phối của IMP và Phano khi IMP cũng đang không ngừng mở rộng hệ thống phân phối ở khu vực TP.Hồ Chí Minh gây ra tình trạng kinh doanh chồng chéo gây cạnh tranh lẫn nhau.
Thứ ba là rủi ro về hạn chế đà tăng trưởng ở kênh OTC do thực hiện quản lý rủi ro công nợ. Cụ thể, trong năm 2016, doanh thu từ kênh OTC chỉ tăng trưởng 12% so với mức tăng 20% trong năm 2015 do IMP tăng cường quản lý rủi ro công nợ, giảm số ngày phải thu hệ OTC từ 90 ngày xuống 75 ngày và dự kiến sẽ tiếp tục siết chặt công nợ trong năm 2017 để giảm số ngày phải thu xuống 60 ngày nhằm đảm bảo an toàn.
Imexpharm đặt mục tiêu doanh thu 2018 tăng trưởng 18%, sắp tạm ứng cổ tức 2015
Tính riêng Quý IV/2017, doanh thu Imexpharm ước đạt từ 433 tỷ đến 471 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế thu về từ 49 tỷ đến 54 ... |