|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Giá xe cuối năm: Xe tiền tỉ giảm trăm triệu đồng, xe giá rẻ đứng yên

09:30 | 26/10/2019
Chia sẻ
Thị trường xe cuối năm có nhiều diễn biến đáng chú ý, một số mẫu xe giảm giá, kéo khách. Tuy nhiên đều là các dòng xe có giá tiền ttỉ giảm giá dù hàng trăm triệu nhưng vẫn khó có thể tạo đột biến doanh số. Trong khi đó các mẫu xe ăn khách, giá rẻ vào thời điểm cuối năm không được giảm giá.

Khảo sát trên thị trường xe hơi, các mẫu xe giá dưới 500 triệu đồng không có hiện tượng giảm giá đón mùa xe cuối năm. Trong khi đó, khuyến mãi giảm giá mạnh nhất ở các mẫu xe có giá trên 1 tỷ đồng.

Cụ thể, nửa cuối tháng 10, hãng xe nhập như Subaru giảm giá nhiều mẫu xe từ vài chục triệu đến gần 200 triệu đồng/chiếc. Tân binh làng xe nhập Việt thể hiện sự chịu chơi khi chứng kiến các hãng xe thời điểm đầu tháng 10 đã liên tiếp giảm giá.

Giá xe cuối năm: Xe tiền tỉ giảm trăm triệu đồng, xe giá rẻ đứng yên - Ảnh 1.

Nhiều mẫu xe tiền tỷ được giảm giá hàng trăm triệu cho mùa xe cuối năm

Trong khi đó, các mẫu xe lắp ráp trong nước của Mazda như CX5, Peugeot, Audi, Mitsubishi, Chevrolet tiếp tục giảm giá mạnh để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thương hiệu được xem là tân binh của thị trường xe nhập Subaru (xuất khẩu từ Thái Lan) vào Việt Nam đã tuyên bố giảm giá hơn 80 đến gần 120 triệu đồng cho dòng xe Forester

Cụ thể, mẫu xe Subaru Forester 2.0i-S Eyesight giảm 89 triệu đồng, Subaru Forester 2.0i-S giảm 119 triệu đồng, Subaru Forester 2.0i-L giảm 138 triệu đồng, Subaru XV ES giảm 185 triệu đồng và Subaru Outback giảm sâu nhất 200 triệu đồng.

Tiếp đến, Chevrolet Trailblazer giảm đến 100 triệu đồng trong tháng 10 cho cả 3 phiên bản là 2.5L 4x2 MT, 2.5L 4x2 AT LT và 2.5L 4x4 AT LTZ. Hiện giá bán sau khuyến mãi của Trailblazer 2.5L MT LT, 2.5L AT LT và bản 2.5L AT LTZ lần lượt là 785 triệu đồng, 825 triệu đồng và 966 triệu đồng.

Hai phiên bản Mazda CX-5 2.0 Premium và 2.0 Deluxe giảm giá 40 triệu đồng, giá mới lần lượt là 949 triệu đồng và 859 triệu đồng. Xe Peugeot 508 có mức giảm kỷ lục 140 triệu đồng so với giá niêm yết xe xuống còn 1,16 tỷ đồng trong nửa cuối tháng 10 này. Audi Q7 và Q5 với mức giảm cao lần lượt 300 và 200 triệu đồng.

Trước đó, đầu tháng 10, nhiều mẫu xe của Toyota như Innova, Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest… đều được giảm giá tư 40 đến gần 100 triệu đồng, thậm chí có hãng giảm mạnh 200 triệu đồng/mẫu xe tuỳ theo lựa chọn tiện ích khác nhau.

Theo một số đại lý xe hơi, các khuyến mãi đánh vào các dòng xe tiền tỷ dù hàng trăm triệu song cũng khá khó kích cầu hoặc có doanh số tốt bởi phân khúc khách hàng đang mua xe nhiều nhất hiện nay là xe giá dưới 800 triệu đồng.

Các dòng xe trên ngưỡng 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng đều có doanh số khá khiêm tôn, chỉ một số dòng xe như Honda CRV, Ford Everest, Toyota Fortuner có doanh số bán rốt, còn lại các hãng khác đều ở diện khó khăn.

Trên thực tế, các dòng xe bán ra có doanh số cao vẫn thuộc về mẫu xe của thương hiệu xe Nhật vốn đã tồn tại lâu ở Việt Nam, trong đó có Toyota, Honda mới đây là Mazda, Mitsubishi, hay các dòng xe quốc gia khác là Ford (Mỹ), Hyundai, Kia (Hàn)… C

ác dòng xe này sở dĩ bán được nhiều xe do bởi có hệ thống đại lý, showroom sẵn có và trải rộng khắp cả nước.

Trong khi đó, các tân binh xe nhập khác có doanh số không cao như Chevrolet cũng rất vất vả để tồn tại ở Việt Nam, đến khi phải bán thương hiệu của VinFast. 

Một tân binh xe nhập hiện nay là Subaru, dù là hãng xe Nhật, lắp ráp tại Thái Lan và nhập nguyên chiếc về Việt Nam, tuy nhiên thương hiệu này cũng sẽ gặp phải bài toán khó khăn, nan giải ở Việt Nam là doanh số và lợi nhuận.

Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia về thị trường xe hơi, xu hướng giảm có thể kéo đến cuối năm song không phải hãng xe nào cũng đạt kết quả bởi thị hiếu tiêu dùng, giá trị xe và độ phủ thị trường. Điều này có thể dẫn đến hệ quả: xe giảm giá nhưng vẫn không đạt doanh số kỳ vọng, chết yểu chiến lược giảm giá đón doanh số.

An Linh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.