|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng phục hồi nhu cầu kém gây áp lực lên đà tăng giá dầu

20:13 | 10/01/2021
Chia sẻ
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sự phục hồi nhu cầu dầu vào năm 2021 sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Sau khi điều chỉnh giảm thêm 170.000 thùng/ngày, IEA ước tính nhu cầu dầu sẽ đạt 5,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng phục hồi nhu cầu kém gây áp lực lên đà tăng giá dầu - Ảnh 1.

Giá xăng dầu tuần tới: Triển vọng phục hồi nhu cầu kém gây áp lực lên đà tăng giá dầu (Nguồn: The Chronicle Herald)

Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá dầu thô WTI tăng 1,38% lên mức 51,55 USD/thùng; giá dầu Brent tăng 1,8% lên mức 55,36 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 3 USD hoặc hơn 6% trong khi giá dầu Brent tăng hơn 3,5 USD hoặc gần 7% so với tuần trước.

Nhu cầu dầu thế giới phục hồi chậm chạp vào năm 2021

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sự phục hồi nhu cầu dầu vào năm 2021 sẽ chậm hơn so với dự báo trước đây. Sau khi điều chỉnh giảm thêm 170.000 thùng/ngày, IEA ước tính nhu cầu dầu sẽ đạt 5,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

Các đợt phong tỏa mới trên khắp châu Âu sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới nhu cầu trong lĩnh vực vận tải. Hơn nữa, các lệnh cấm bay gần đây từ Vương quốc Anh khiến nhu cầu nhiên liệu máy bay tiếp tục chịu áp lực.

Trên thực tế, theo IEA, 80% mức tiêu thụ nhiên liệu trong năm 2021 giảm so với năm 2019 là do tiêu thụ nhiên liệu máy bay suy giảm. Phân tích của S&P Global Platts cho thấy nhu cầu sẽ thấp hơn 2,4 triệu thùng/ngày so với mức năm 2019 là khoảng 5,3 triệu thùng.

Primary Vision Network (PVN) cũng đưa ra dự báo về triển vọng năm 2021 trong Báo cáo cuối năm 2020, bao gồm nguồn cung, tiêu thụ và nhu cầu của Khí hóa lỏng (LNG) tại Trung Quốc.

Báo cáo của PVN cho biết họ khá lạc quan về khả năng phục hồi nhu cầu và hoạt động E&P vào năm 2021.

Báo cáo cũng chỉ ra mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như tạo thêm áp lực cho hoạt động kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh việc dự trữ tại các kho chứa nổi đang tăng lên ở Biển Bắc và châu Âu trong khi giá dầu vận chuyển tăng.

Bên cạnh đó, OPEC+ cũng vẫn là mối quan tâm lớn vào năm 2021. Sản lượng của Libya đã tăng và theo một báo cáo gần đây của PVN, sản lượng của nước này có thể đạt tới 1,2 triệu thùng/ngày.

Dữ liệu của S&P Global Platts cho biết Libya, Venezuela và Iran đã bổ sung hơn 600.000 vào các thị trường trong tháng trước.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục gây chú ý trong năm 2021. Trung Quốc gần như một tay giải cứu thị trường hàng hóa trong thời kỳ đại dịch, nhưng nhập khẩu của nước này hiện đang chững lại.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh tế Trung Quốc vào năm 2021.

Ngoài ra, sản xuất đá phiến là một yếu tố quan trọng khác cần chú ý vào năm 2021. Quyết định gần đây của Saudi Arabia về việc gia hạn cắt giảm sản lượng vào đầu năm là một tin rất tốt đối với Mỹ.

Tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất đá phiến vẫn sẽ trải qua một năm khó khăn nếu đại dịch toàn cầu không được giải quyết và nếu nhu cầu dầu không phục hồi nhanh chóng.

Ngọc Ánh