|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 2/6: Biến động trái chiều với dầu thô Mỹ giảm hơn 1%

06:35 | 02/06/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng vào phiên trước nhờ sự thông qua của EU về lệnh cấm từng giai đoạn đối với dầu Nga và Trung Quốc kết thúc đợt phong toả kéo dài tại Thượng Hải.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 3/6  

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,5% xuống 113,53 USD/thùng vào lúc 6h18 (giờ Việt Nam) ngày 2/6. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 0,08% lên 115,9 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h18 ngày 2/6/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

80.000

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 8/2022

ICE

115,90

0,08

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 7/2021

Nymex

113,53

(1,50)

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (1/6) sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thông qua lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga và Trung Quốc chấm dứt lệnh phong toả COVID-19 ở Thượng Hải, điều có thể thúc đẩy nhu cầu trong một thị trường nhiên liệu vốn đã thắt chặt. 

Cả hai loại dầu đã tăng đều trong vài tuần do xuất khẩu của Nga bị EU và Mỹ siết chặt bởi các lệnh trừng phạt cũng như Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có thể mua từng đó từ Nga, nhà xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 0,6% lên 116,29 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,5% lên 115,26 USD.

Hôm 30/5, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về nguyên tắc giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Đây là lệnh trừng phạt cứng rắn nhất của khối liên minh kể từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine, mà Moscow gọi là một hoạt động quân sự đặc biệt. 

Theo ông Bill Farren-Price, Giám đốc Enverus ở London (Anh), tác động của việc các lệnh trừng phạt được chính thức hóa là rất đáng kể.

"Nếu họ đạt được gần những gì họ dự định, Nga sẽ mất khoảng 3 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày và không phải tất cả những lô hàng đó có thể được điều hướng sáng các thị trường khác, vì vậy nó khá đáng kể", ông nói thêmm. 

Các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô sẽ được xóa bỏ dần trong 6 tháng và đối với các sản phẩm tinh chế trong 8 tháng, theo Reuters.

Lệnh cấm vận được miễn trừ đối với đường ống dẫn dầu từ Nga sang Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác như một sự nhượng bộ của khối dành cho các quốc gia này. 

Tại Trung Quốc, lệnh phong toả COVID-19 nghiêm ngặt của Thượng Hải đã kết thúc vào thứ Tư (1/6) sau hai tháng, khiến kỳ vọng về nhu cầu nhiên liệu tăng lên.

Hôm 1/6, hai nguồn tin OPEC+ cho biết các thành viên đã không thảo luận về ý tưởng đình chỉ Nga khỏi thỏa thuận nguồn cung dầu hiện tại, sau khi Wall Street Journal hôm 31/5 rằng một động thái như vậy đang được xem xét.

OPEC+ gồm các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh của họ do Nga dẫn đầu. Nhóm sẽ gặp nhau vào thứ Năm (2/6) để thảo luận về chính sách.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 1/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 602 đồng/lít

 

 30.235 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 921 đồng/lít

 

 31.578 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 841 đồng/lít

 

26.394 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 941 đồng/lít

 25.346 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+303 đồng/kg

 

 20.901 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 1/6. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 10 đợt tăng, 3 đợt giảm.

 

 

 

Tố Tố