|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 1/6: Phục hồi sau khi lao dốc hơn 1%

07:05 | 01/06/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm hơn 1% vào phiên trước, vì thị trường trở nên tiêu cực khi xuất hiện báo cáo cho hay một số nhà sản xuất đang xem xét việc tạm đình chỉ sự tham gia của Nga trong thoả thuận OPEC+.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 2/6

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,65% lên 115,41 USD/thùng vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam) ngày 1/6. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 0,23% lên 116,5 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h10 ngày 1/6/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

81.220

(2,03)

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 8/2022

ICE

116,50

0,23

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 7/2021

Nymex

115,41

0,65

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (31/5) sau khi một báo cáo cho hay một số nhà sản xuất đang xem xét việc tạm đình chỉ sự tham gia của Nga trong thoả thuận OPEC+.

Mặc dù không có áp lực chính thức nào buộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) bơm thêm dầu để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt tiềm năng nào của Nga, một số thành viên Vùng Vịnh đã bắt đầu lên kế hoạch tăng sản lượng trong vài tháng tới, Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn phát biểu của các đại biểu OPEC. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 1,7% xuống 115,6 USD/thùng sau khi lên tới 120,8 USD/thùng vào đầu phiên. Trong khi đó, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,4% xuống 114,67 USD. Đầu phiên, có thời điểm giá lên tới 119,98 USD, mức cao nhất của dầu thô Mỹ kể từ ngày 9/3. 

Ông Andrew Lipow của Hiệp hội Dầu Lipow ở Houston (Mỹ) cho biết việc Nga ngừng tham gia OPEC+ có thể là dấu hiệu báo trước cho việc Arab Saudib và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sử dụng năng lực sản xuất dự phòng của mình, vì họ sẽ cảm thấy rằng họ không còn thỏa thuận hạn ngạch sản xuất mà phải thoả mãn lợi ích của Nga.

OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, đã không ngừng nới lỏng thoả thuận giảm sản lượng kỷ lục kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra vào năm 2020.

 

Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7 năm ngoái, nhóm này đã thống nhất tăng mục tiêu sản lượng thêm 432.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối tháng 9.

Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 4 đã giảm gần 9% so với tháng trước, một báo cáo nội bộ của OPEC+ cho thấy trong tháng này. 

Bất chấp sự đảo chiều muộn trong phiên giao dịch, cả hai loại dầu thô đều kết thúc tháng 5 cao hơn, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp. Giá dầu đã tăng hơn 70% trong giai đoạn này.

Giá đã được hỗ trợ trong hầu như cả phiên giao dịch sau khi Liên minh châu Âu (EU) đồng ý với lệnh cấm một phần và theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga, Trung Quốc quyết định dỡ bỏ một số hạn chế COVID-19 và mùa lái xe mùa hè của Mỹ bắt đầu.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 23/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 674 đồng/lít

 29.633 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 669 đồng/lít

 30.657 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 1.097 đồng/lít

 25.553 đồng/lít

Dầu hỏa

- 763  đồng/lít

 24.405 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 962 đồng/kg

 20.598 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 23/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 9 đợt tăng, 3 đợt giảm.

 

Tố Tố

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.