|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu đồng loạt giảm chiều ngày 24/10

14:54 | 24/10/2024
Chia sẻ
Giá xăng tiếp tục xu hướng giảm trong chiều ngày 24/10. Duy nhất mặt hàng dầu mazut ghi nhận tăng giá.

 

Chiều 24/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu .

Giá bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

E5RON92

- 38  đồng/lít

19.692 đồng/lít

RON95-III

- 68 đồng/lít

20.894 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 264 đồng/lít

18.057  đồng/lít

Dầu hỏa

- 57 đồng/lít

18.570 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 139 đồng/kg

16.229 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 24/10.

 Nguồn: Liên Bộ Công Thương - Tài chính (Tổng hợp: H.Mĩ)

Trong kỳ điều hành lần này, Liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định khi xây dựng nghị định đã nghiên cứu rất kỹ.Qua thanh tra, kiểm tra và điều tra các cơ quan chức năng kiến nghị với Bộ Công Thương và Chính phủ cần có quy định đảm bảo cho quản lý xăng dầu tiến dần tới thị trường, nhưng phải cắt bỏ khâu trung gian.

Trong quá trình xây dựng, Bộ Công Thương nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp nói chung và thương nhân phân phối nói riêng. Họ cho rằng việc không cho mua chéo là vi phạm pháp luật, vì doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm. Tuy nhiên, ông Chinh cho biết đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện đó. 

Ông cũng nêu rõ trong chuỗi kinh doanh xăng dầu có 3 cấp bao gồm đầu mối, phân phối và bán lẻ. Trong Nghị định số 80/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã thông qua việc cắt bỏ bớt khâu trung gian như tổng đại lý.

Bên cạnh đó, đối với điều kiện trở thành nhà phân phối và doanh nghiệp bán lẻ, ở phân khúc nào doanh nghiệp phải đáp ứng đúng điều kiện của phân khúc đó, không có sự phân biệt đối xử. Một điểm mới của Dự thảo Nghị định là đa dạng hoá phân khúc bán lẻ. 

H.Mĩ

Tiêu dùng là động lực quyết định tăng trưởng của nền kinh tế 2025
Với nhận định trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ có các giải pháp để tăng thu nhập của người dân, kích thích tiêu dùng nội địa.