|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu có tiếp tục giữ được đà tăng khi nguồn cung dầu được bổ sung?

07:20 | 01/03/2021
Chia sẻ
Tuần vừa qua, giá dầu thô bị ảnh hưởng do gián đoạn nguồn cung ở Mỹ. Các nhà đầu tư đang đặt cược kết quả cuộc họp vào tuần tới của OPEC+ là sẽ có thêm nguồn cung dầu trở lại thị trường.
Giá xăng dầu tuần tới:  - Ảnh 1.

Giá xăng dầu tuần tới: Đà tăng tiếp tục giữ vững khi nguồn cung dầu được bổ sung? (Nguồn: Energy Ventures Analysis)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/2, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,01% xuống 61,62 USD/thùng; giá dầu Brent giao tháng 5 cũng giảm tới 2,54% xuống 64,43 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã tăng 4,8% và giá dầu WTI tăng 3,8%, đều cao hơn khoảng 20% trong tháng hai vì gián đoạn nguồn cung ở Mỹ và sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu nhờ các chương trình tiêm chủng COVID-19.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/2), giá dầu giảm sâu vì đồng USD tăng mạnh, trong khi các dự báo đưa ra cho thấy nguồn cung dầu thô sẽ tăng để phản ứng với giá tăng vượt mức trước đại dịch.

Theo SP Global, các nhà đầu tư đang đặt cược kết quả của cuộc họp vào tuần tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, được gọi là OPEC+, là sẽ có thêm nguồn cung trở lại thị trường.

Báo cáo mới nhất của EIA cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ giảm trong tháng 12/2020.

Một số nhà phân tích nhận định bất chấp việc các yếu tố cơ bản được thắt chặt, nhu cầu của thị trường không có khả năng đảm bảo mức giá dầu hiện tại.

Giá dầu thô của Mỹ cũng phải đối mặt việc nhu cầu chậm lại của các nhà máy lọc dầu sau khi một số cơ sở ở Bờ Vịnh bị đóng cửa trong cơn bão tuyết vào tuần trước.

Các nhà máy lọc dầu với công suất khoảng 4 triệu thùng/ngày vẫn phải ngừng hoạt động và có thể đến ngày 5/3 tất cả nhà máy mới hoạt động trở lại, mặc dù có nguy cơ bị chậm trễ, các nhà phân tích tại J.P. Morgan cho biết trong một lưu ý.

Nhu cầu dầu thô phục hồi

Nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức trước COVID-19 là khoảng 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu, theo S&P Global Platts.

Tuy nhiên, nhiên liệu máy bay phản lực, vốn từng chiếm khoảng 8% tổng nhu cầu toàn cầu, có khả năng vẫn phục hồi thấp và nhiên liệu hàng không sẽ chỉ đạt mức trước khủng hoảng vào năm 2022 hoặc thậm chí 2023.

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Bloomberg tổ chức, ông Giovanni Serio, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Vitol cho biết nhu cầu dầu có thể đạt con số 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay mặc dù điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc triển khai vắc xin COVID-19.

Bên cạnh đó, bà Natasha Kaneva, Trưởng nhóm Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu tại JP Morgan, cho rằng nhu cầu dầu sẽ ngang bằng mức năm 2019 vào tháng 12/2021 và nhu cầu máy bay phản lực sẽ phục hồi hoàn toàn cho đến tháng 5/2022.

Ông Roger Brown, Giám đốc điều hành của nhà máy lọc dầu châu Âu Varo Energy, nhận định rằng nhiên liệu máy bay sẽ phục hồi cho đến ít nhất là năm 2023 hoặc thậm chí là năm 2024.

Theo S&P Global Platts, nhu cầu dầu giảm gần 9% trong năm ngoái, đạt trung bình 93,1 triệu thùng/ngày, so với 102 triệu thùng/ngày vào năm 2019.

Nhu cầu dầu dự kiến sẽ đạt 102,6 triệu thùng/ngày vào quý IV năm nay, cao nhất kể từ quý IV/2019 ở mức trung bình 103,9 triệu thùng/ngày.

Ngọc Ánh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.