|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá váng sữa ở Việt Nam quá cao

15:56 | 04/04/2019
Chia sẻ
Ngoài sữa và yogurt, sản phẩm khá phổ biến là váng sữa cũng đang được nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau mua cho trẻ sau 6 tháng ăn dặm vì có nguồn canxi dồi dào.


Giá váng sữa ở Việt Nam quá cao - Ảnh 1.

Có cả chục loại váng sữa được bán trên thị trường AN YẾN

Đắt cũng mua vì… nghe nói tốt

Là câu trả lời của nhiều mẹ bỉm sữa được hỏi khi đang lựa mua sữa chua và váng sữa tại siêu thị L. (Q.7, TP.HCM) sáng đầu tháng 4. Chị Ngọc Hà (nhà ở đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7) vừa đẩy xe mua hàng, vừa cho biết, bé trai 5 tuổi nhà chị đang ăn cả sữa chua và váng sữa hằng ngày. “Em thường mua váng sữa và sữa chua nhiều vị khác nhau để con không bị ngán. Con em hơi còi nên em khuyến khích cháu ăn váng sữa vì nghe nói bổ sung nhiều canxi, chóng lớn nên cho ăn nhiều hơn cả sữa chua dù giá cũng “chát” hơn”, chị Hà cho biết. Cạnh đó, chị Yến (nhà ở chung cư trên đường Trần Xuân Soạn) cũng đang chất 5 lốc váng sữa Zott Monte White và 5 lốc sữa chua Ba Vì vào xe đẩy cho biết: “Váng sữa lượng ít nhưng dinh dưỡng nhiều, nên tôi cho cháu ăn, thay vì uống cốc sữa cả tiếng đồng hồ chưa xong”. Không chỉ coi váng sữa là thức ăn thay thế cho sữa “nhanh, gọn lẹ”, với chị Yến, váng sữa là loại thực phẩm bổ sung có chức năng “đa trong 1”, vừa thay thế sữa, thay thế yaourt, kích thích ăn ngon, hàm lượng canxi cao giúp tăng chiều cao, giúp trẻ đề kháng tốt… Trong các siêu thị, váng sữa phổ biến nhất các thương hiệu: Zott Monte, Hoff, Mixxi, Gotz Cookie… Một số cửa hàng bán thực phẩm ngoại còn tự hào có sản phẩm váng sữa “đinh” không trùng lắp với hàng nhập của các siêu thị.

Tại cửa hàng nhập từ Mỹ trên đường Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM), người bán cho biết, chuyên nhập váng sữa Sterilgarda của Ý độc quyền, không đụng hàng với nhiều cửa hàng khác và… luôn trong tình trạng khan hàng. “Váng sữa mà của châu Âu thì nhất rồi, không hàng nước nào địch nổi, trẻ của Tây cao lớn nhờ món này mà”- Cường, nhân viên bán hàng quảng bá. Một lốc 2 hộp váng sữa Sterilgarda có giá 25.000 đồng. Người bán hẹn khách đến đầu tháng 5 quay lại mới có hàng.

Khảo sát giá cả cho thấy, váng sữa nhập từ các nước cũng có giá chênh nhau khá lớn. Váng sữa Gotz Cookie giá 32.900 đồng/lốc 4 hộp, Jinzomax vani giá 41.600 đồng/lốc 4 hộp, váng sữa Hoff dâu tây giá 44.800 đồng/lốc 4 hộp. Trong khi cùng nhãn hàng nhưng váng sữa Hoff hạt dẻ giá cao hơn, lên đến 56.500 đồng/lốc 4 hộp. Hay tại siêu thị L. váng sữa Zott Drink vani có giá 64.100 đồng/lốc 4 hộp, váng sữa Mixxo vani 56.500 đồng/lốc, váng sữa Zott Monte vani hoặc socola đồng giá 59.800 đồng/lốc… Đắt nhất trên thị trường có lẽ là váng sữa Zott Monte White với giá 23.500 đồng/hộp, tương đương là 94.000 đồng/lốc. Tại một số đại lý bán

Giá váng sữa ở Việt Nam quá cao - Ảnh 2.

Giá cao gấp đôi gấp ba yaourt, nhưng váng sữa luôn được yêu chuộng và khan hàng An Yến


Người Việt chi 90 triệu USD mua sữa ngoại trong tháng 2 Thu hồi sữa nhập khẩu nhiễm khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột tại Việt Nam Cảnh báo sữa nhập khẩu bị lẫn dây kim loại

hàng xách tay với ký hiệu là “hàng đi air (máy bay) chứ không phải đi container (đường biển) nên giá cũng “trên trời". Váng sữa Nestle được quảng bá là dùng cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng, giá 220.000 đồng/lốc 6 hộp, tính ra một hộp giá 36.000 đồng. Hay váng sữa hương vani của Heinz giá 40.000 đồng/hũ.

Trong khi đó, cùng có mặt trên một quầy, cửa hàng bán sữa, siêu thị, các loại sữa chua quen thuộc có giá thấp hơn nhiều. Ví dụ sữa chua Ba Vì giá 5.500 đồng/hộp, tương ứng 22.000 đồng/lốc; sữa chua Vinamilk từ 22.800 - 32.000 đồng/lốc; sữa chua TH true từ 20.000 - 28.000 đồng/lốc; sữa chua Dutch Lady 20.500 đồng/lốc; sữa chua Nuti 22.700 đồng/lốc… Hoặc với giá sữa tươi, các loại sữa trong nước như Vinamilk giá 28.000 đồng/ lốc 4 hộp, tính ra 7.000 đồng/ hộp 180ml, sữa tươi tiệt trùng TH Milk 33.000 đồng/ lốc 4 hộp, tương đương hơn 8.000 đồng/ hộp 180ml... Hay như các loại sữa nhập Devonde và Meadow Fresh của Úc giá tầm 11.000 - 12.000 đồng/ hộp 200ml.

Như vậy, giá của một hộp váng sữa cao hơn từ gấp đôi, gấp ba lần so với một hộp sữa chua hay hộp sữa tươi.

Giá cao vì được “thổi phồng” chất lượng?

Theo một chuyên gia về sữa từng giữ vị trí quản lý cao cấp tại 2 công ty sữa ở Việt Nam cho biết rằng, nếu đúng là váng sữa thì đắt bởi 100 kg sữa tươi mới sản xuất được 1,25kg váng sữa. Nhưng theo vị này : “Không ai lấy váng sữa nguyên chất để sản xuất những hũ váng sữa bán ra thị trường cả. Đa số hàng nhập cũng chỉ là hỗn hợp gồm sữa nguyên kem, đường, hương liệu, chất tạo màu, bột ngũ cốc, chất tạo đông… chiếm từ 60-90%. Với tỉ lệ như vậy, sản phẩm gọi là váng sữa không phải là váng sữa mà chỉ là một loại sản phẩm được làm từ sữa như yaourt dành cho trẻ mà thôi. Giá bán lẻ mặt hàng váng sữa cho trẻ tại các nước phát triển như Đức, Pháp, Mỹ... hoàn toàn không cao hơn giá hũ sữa chua, giá chung cho các loại sữa chua, váng sữa giá khoảng 0,5-0,8 cent/ hũ”. Lí giải về việc váng sửa ở Việt Nam cao hơn so với sữa tươi và sữa chua, vị này cho rằng, có thể do được “thổi phồng” về chức năng nên người tiêu dùng trong nước chấp nhận mua với giá cao.

Đồng quan điểm, bác sĩ Hoàng Thanh Trang, nghiên cứu sinh về dinh dưỡng tại Israel phân tích, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tâm lý nuôi con thường không thích con gầy, “phải tròn trĩnh mới xinh” nên sản phẩm váng sữa đã “đánh” đúng tâm lý đó. “Nếu nói về thành phần, váng sữa thực ra hơi ngọt so với dạ dày còn yếu của trẻ sau 6 tháng, tập ăn dặm. Nhiều nước phát triển nói không với sản phẩm này trong thực đơn chọn thức ăn dặm cho trẻ vì sợ độ ngọt và béo cao. Đặc biệt, khi ăn nhiều chất béo rồi, cảm giác no, đầy bụng, không thích ăn thêm các thức ăn khác. Chất béo trong váng sữa chưa hẳn gọi là phế phẩm nhưng thành phần tổng hợp của nó thì… không có gì đặc biệt, như một loại yogurt thông thường và không có chuyện giá cao hơn sữa chua, sữa tươi bình thường. Giá váng sữa cao đến gấp 2-3 lần giá sữa chua chắc chỉ có ở thị trường Việt Nam, tôi đi nhiều nước Malaysia, Indonesia, Campuchia hay tại Israel, không thấy tình trạng này”, bác sĩ Hoàng Thanh Trang cho biết.

Lam Nghi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.