|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 21/11: Biến động trái chiều từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng trong sáng đầu tuần

07:16 | 21/11/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tăng giảm không đồng nhất. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng nhờ đồng USD giảm trở lại, giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 22/11

Giá vàng trong nước hôm nay ngày 21/11 biến động trái chiều tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45.

Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Ngược lại, doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá vàng giảm 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Trong khi đó, giá mua và giá bán không ghi nhận biến động mới tại hệ thống PNJ và Tập đoàn Doji.

Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 66,6 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 67,62 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC trong sáng nay điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 200.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 150.000 đồng/lượng và loại 14K giảm 120.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 21/11/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,60

67,62

+100

+100

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,60

67,60

+100

+100

Tập đoàn Doji

66,40

67,40

-

-

Tập đoàn Phú Quý

66,50

67,40

-50

-50

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,60

67,50

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,60

67,50

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

52,90

53,70

-200

-200

75% (vàng 18K)

38,43

40,43

-150

-150

58,3% (vàng 14K)

29,46

31,46

-120

-120

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh minh họa: Thanh Hạ.

Giá vàng thế giới tăng trở lại đầu tuần

Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/11, giá vàng giao ngay tăng 0,13% lên 1.753,5 USD/ounce vào lúc 7h07 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,08% lên 1.754,2 USD. 

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (21/11) nhờ đồng USD giảm trở lại, thúc đẩy sức hấp dẫn của kim loại quý đối với người mua ở thị trường nước ngoài. 

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,04% xuống 106,78.

Sau khi suýt chạm mốc 1.780 USD/ounce vào tuần trước, vàng đang bắt đầu quay đầu giảm do những bình luận bảo thủ từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Và các nhà phân tích đang cảnh báo rằng việc giảm xuống dưới mốc 1.750 USD/ounce có thể kết thúc đợt tăng giá và mở ra cơ hội cho một đợt giảm giá mạnh hơn. 

Mức độ phục hồi của vàng khiến nhiều người ngạc nhiên trong hai tuần vừa qua. Nhưng kim loại quý có thể đã tăng quá cao, quá nhanh, ông Frank Cholly, chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures, nói với Kitco News. 

Vàng đã tăng từ 1.631 USD vào đầu tháng 11 lên gần 1.780 USD/ounce trong tuần trước. Nhưng động lực tăng giá dường như đã hết, ít nhất là vào cuối tuần trước. 

"Giá vàng đã tiến gần tới mốc 1.800 USD. Và bây giờ thị trường đang chứng kiến ​​một số hoạt động chốt lời," ông Cholly cho biết.

Theo các chuyên gia, việc theo dõi biến động của đồng USD luôn là một quyết định sáng suốt. Nhưng vàng có thể chú ý nhiều hơn đến giao dịch của trái phiếu chính phủ Mỹ trong tuần này, ông Cholly nói thêm.

“Nếu vàng đóng cửa dưới mức 1.750 USD, tôi sẽ bắt đầu cảm thấy bi quan. Ở mức 1.725 USD, mọi thứ trở nên tồi tệ đối với vàng”, ông cho hay. 

Một nhóm các quan chức Fed đã phủ nhận ý tưởng thay đổi lập trường chính sách sớm vì dữ liệu lạm phát hạ nhiệt trong báo cáo tháng 10. 

"Fed đang củng cố quan điểm rằng họ sẽ tiếp tục thắt chặt. Và mặc dù lãi suất có thể tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 12 thay vì 75 điểm cơ bản, thị trường trái phiếu đang cho thấy một câu chuyện khác. Vàng thực sự sẽ theo sát những biến động về lãi suất đó", ông Cholly giải thích.

Nếu lãi suất bắt đầu giảm, thì vàng sẽ phục hồi trở lại và có thể thử mức 1.800 USD một lần nữa và tiến gần hơn đến mốc 1.820 USD, ông cho biết thêm. 

Một số bình luận mà thị trường phải phân tích trong tuần trước gồm tuyên bố của Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard rằng Fed đã làm rất nhiều, nhưng họ vẫn còn nhiều việc phải làm.

Thống đốc Fed Christopher Waller cũng lưu ý rằng một báo cáo không tạo nên xu hướng, đề cập đến chỉ số giá CPI tháng 10. Và Chủ tịch Fed tại St. Louis James Bullard cảnh báo rằng Fed vẫn sẽ cần tăng lãi suất lên ít nhất 5,25%. 

Tuần này thị trường sẽ kết thúc sớm, với Lễ tạ ơn của Mỹ rơi vào thứ Năm (24/11). Biên bản cuộc họp tháng 10 của Fed và nhiều diễn giả khác của Fed cũng được dự kiến cho tuần này.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, nhận định tâm lý e ngại rủi ro có thể sẽ ổn định và vàng có thể giảm xuống thấp hơn. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tố Tố

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.