|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 16/2: Vàng SJC tăng giảm trái chiều 40.000 - 100.000 đồng/lượng

07:29 | 16/02/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay điều chỉnh trái chiều. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm thêm sau khi rời khỏi đỉnh nhiều tháng vào phiên trước, vì tin tức một số đội quân Nga gần Ukraina đang trở về căn cứ, theo đó làm giảm nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 17/2

Giá vàng trong nước ngày 16/2 tăng giảm trái chiều tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá mua và giá bán cùng giảm 100.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC biến động trái chiều. Theo đó, vàng SJC tăng 40.000 đồng/lượng (mua vào) và giảm 50.000 đồng/lượng (bán ra).

Cùng thời điểm khảo sát, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý đồng loạt đứng yên trong phiên giao dịch sáng nay. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 62,20 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 62,90 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh giảm trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 80.000 đồng/lượng và vàng 14K giảm 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 16/2/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

62,15

62,87

-100

-100

SJC chi nhánh Sài Gòn

62,15

62,85

-100

-100

Tập đoàn Doji

61,80

62,50

-

-

Tập đoàn Phú Quý

62,15

62,85

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

62,20

62,90

+40

-50

PNJ chi nhánh Sài Gòn

62,20

62,90

+40

-50

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,15

53,85

-100

-100

75% (vàng 18K)

38,54

40,54

-80

-80

58,3% (vàng 14K)

29,55

31,55

-60

-60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 16/2: Vàng SJC tăng giảm trái chiều 40.000 - 100.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm

Giá vàng đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (15/2) từ đỉnh nhiều tháng, vì tin tức một số đội quân Nga gần Ukraina đang trở về căn cứ, theo đó làm giảm nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn.

Trong phiên giao dịch sáng ngày 16/2, giá vàng giao ngay giảm 0,11% xuống 1.852,1 USD/ounce vào lúc 7h26 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 giảm 0,15% xuống 1.853,35 USD. 

Theo ông David Meger, giám đốc kinh doanh kim loại tại High Ridge Futures, do tình hình Nga - Ukraine hạ nhiệt, thị trường đã thấy một chút sụt giảm trong các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.

Cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác đã phục hồi nhẹ, ngăn chặn tình trạng bán tháo trên thị trường diễn ra trong vài ngày qua. 

Trong khi đó, dữ liệu cho thấy giá sản xuất của Mỹ đã tăng vượt dự kiến trong tháng 1, theo Reuters.

Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) đã tăng 1% trong tháng 1 sau khi tăng 0,4% trong tháng 12 năm ngoái. Dữ liệu mạnh hơn dự kiến với dự báo của các nhà kinh tế là tăng 0,5%. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số PPI đã tăng 9,7%.

Chỉ số PPI lõi, loại bỏ chi phí thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã tăng 0,8% trong tháng trước, sau mức tăng 0,5% của tháng 12/2021. Các nhà kinh tế đã kỳ vọng mức tăng 0,5%.

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự đoán đang đè nặng lên thị trường vàng, vì nó có thể dẫn đến một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bảo thủ hơn, ông Meger nói thêm.

Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và rủi ro địa chính trị, thì việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 1 của Fed, dự kiến được công bố vào thứ Tư (16/2). Các quỹ tương lai của Fed đang đặt cược một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng 3 của ngân hàng trung ương.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá palladium giảm 4,6% xuống 2.252,68 USD/ounce, sau khi lo ngại nguồn cung bị gián đoạn do xung đột Nga - Ukraina đã khiến nó lên mức cao nhất hai tuần vào thứ Hai (14/2).

"Nga chiếm 9% nguồn cung bạch kim sơ cấp, 35% sản lượng palladium sơ cấp và 7% sản lượng rhodium. Trong số này, palladium có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất do mức độ tập trung nguồn cung và kỳ vọng của chúng tôi về một thị trường cung không đủ cầu trong năm nay", Standard Chartered cho biết trong một ghi chú.

Trong khi giá bạc giao ngay giảm 2% xuống 23,36 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,4% xuống 1.024,13 USD.

Tố Tố