Giá tiêu hôm nay 16/2: Tiếp tục ổn định trong khoảng 82.500 - 85.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/2
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay duy trì đà ổn định với khoảng giá không đổi là 82.500 - 85.500 đồng/kg.
Trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương chứng kiến mức giá thấp nhất với 82.500 đồng/kg. Cao hơn 500 đồng/kg là tỉnh Đồng Nai với mức giá 83.000 đồng/kg.
So với hôm qua, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông không đổi, cùng tại mốc 84.000 đồng/kg.
Tương tự, hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không ghi nhận biến động mới, ổn định tại mức tương ứng là 85.000 đồng/kg và 85.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 84.000 | - |
Gia Lai | 82.500 | - |
Đắk Nông | 84.000 | - |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 85.500 | - |
Bình Phước | 85.000 | - |
Đồng Nai | 83.000 | - |
Trong năm 2021, để phục vụ chế biến, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 25.359 tấn hồ tiêu các loại, giảm 36,4% so với năm 2020. Trong đó, tiêu đen đạt 18.677 tấn, tiêu trắng đạt 6.682 tấn.
Ba quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam là Indonesia, Campuchia và Brazil chiếm 86%. So với năm 2020, lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm 51,5% và từ Brazil giảm 42% trong khi nhập khẩu từ Campuchia tăng 123%.
Nhập khẩu hồ tiêu giảm mạnh trong năm 2021 là do sản lượng của các nguồn cung chính không dồi dào như những năm trước, trong khi giá cước vận chuyển cũng như giá hồ tiêu tăng cao cũng làm giảm sự hấp dẫn của tiêu nhập khẩu.
Còn đối với thị trường Campuchia, trước đây hồ tiêu Campuchia chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên có một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch.
Nhìn chung nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI với 19.155 tấn, chiếm 75,5% tổng lượng nhập khẩu.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 2/2022 ghi nhận mức 240 yen/kg, giảm 0,83% (tương đương 2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h40 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh xuống mức 14.120 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,28% (tương đương 40 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Năm 2021, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 88,3% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước, đạt 1,73 nghìn tấn, trị giá 2,89 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 34,1% về trị giá so với năm 2020.
Cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Mỹ,… Nhìn chung, năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 1,39 triệu tấn, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 24,9% về trị giá so với năm 2020, chiếm 71,4% về lượng và chiếm 69,7% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước.
Về chủng loại xuất khẩu, năm 2021, xuất khẩu phần lớn các chủng loại cao su đều tăng so với năm 2020.
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 62,3% tổng trị giá cao su xuất khẩu của cả nước, với trên 1,22 triệu tấn, trị giá 2,04 tỷ USD, tăng 7% về lượng và tăng 30,1% về trị giá so với năm 2020.
Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,5% về lượng và chiếm 99,4% về trị giá trong tổng xuất khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước, với 1,22 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với năm 2020.
Về giá xuất khẩu, năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều có xu hướng tăng so với năm 2020, theo báo cáo từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).