|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 13/10: Vàng miếng SJC tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng

06:34 | 13/10/2021
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay điều chỉnh tăng theo xu hướng thế giới vì lo ngại lạm phát làm giảm khẩu vị rủi ro và thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn. Tuy nhiên, đồng USD mạnh đã kìm hãm đà tăng của giá vàng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 14/10

Mở phiên giao dịch sáng thứ Tư ngày 13/10, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng tại một số hệ thống kinh doanh.

Hiện tại, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam điều chỉnh giá vàng SJC cùng tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Cùng thời điểm khảo sát, vàng miếng SJC tại doanh nghiệp Phú Quý cũng điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá mua vào tăng 50.000 đồng/lượng còn giá bán ra đứng yên.

Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ, vàng SJC đi ngang ở cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 57,35 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 58,12 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán so với phiên trước đó.

Giá vàng SJC

Ngày 13/10/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

57,40

58,12

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

57,40

58,10

+50

+50

Tập đoàn Doji

57,15

58,00

-

-

Tập đoàn Phú Quý

57,50

58,00

+50

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

57,35

58,05

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

57,35

58,05

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

50,35

51,15

+50

+50

75% (vàng 18K)

36,52

38,52

+40

+40

58,3% (vàng 14K)

27,97

29,97

+30

+30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 13/10: Vàng miếng SJC tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng 

Trong phiên giao dịch sáng ngày 13/10, giá vàng giao ngay tăng 0,02% lên 1.760,2 USD/ounce vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,07% lên 1.760,55 USD. 

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/10), và ghi nhận ngày tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 9, vì lo ngại lạm phát làm giảm khẩu vị rủi ro và thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn. 

Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã đe dọa tới triển vọng kinh tế và làm gia tăng lo ngại lạm phát, khiến một số nhà đầu tư hướng tới tài sản trú ẩn an toàn.

"Chúng tôi nhận thấy sự hỗ trợ xuất phát từ ý tưởng chung rằng áp lực lạm phát sẽ đủ để giúp vàng tăng giá trong bối cảnh mà chúng tôi thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang dần tiến tới thực hiện kế hoạch giảm mua tài sản", ông David Meger, giám đốc phụ trách phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết.

Nhưng nhìn chung, đồng USD đang theo sát thị trường vàng và hạn chế đà tăng của nó, ông Meger nói thêm.

Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên kém hấp dẫn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,22% lên 94,53.

Vàng thường được coi là một hàng rào chống lại lạm phát. Tuy nhiên, việc giảm các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương và tăng lãi suất có xu hướng đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ đi lên, theo đó làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản không sinh lời như vàng. 

Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank nhận định lo ngại về rủi ro trên thị trường ngày càng gia tăng và vàng đang được hưởng lợi từ điều đó, cùng với lo ngại về lạm phát và sự hạ nhiệt của nền kinh tế toàn cầu.

Nếu các cuộc thảo luận về lạm phát kèm suy thoái ngày càng nhiều, vàng có thể đạt mức 1.900 USD vào cuối năm do lãi suất sẽ vẫn ở mức tương đối thấp ngay cả khi Fed bắt đầu giảm thu mua trái phiếu, ông Briesemann nói thêm.

Giá vàng cũng được hưởng lợi khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vì rủi ro gia tăng dưới ảnh hưởng của sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, áp lực giá và các mối đe dọa từ biến thể Delta của virus corona, theo Kitco News

Trong Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF cho biết dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 hiện ở mức 5,9%, giảm so với ước tính 6% hồi tháng 7. Trong khi dự báo tăng trưởng cho năm 2022 không thay đổi ở 4,9%.

Dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ đã giảm từ 7% xuống 6% do hạn chế về nguồn cung. Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo nếu nền kinh tế hàng đầu thế giới không thông qua gói cơ sở hạ tầng trị giá 4.000 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, cơ quan này sẽ tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ xuống thấp hơn nữa. 

Đối với Trung Quốc, IMF ước tính tăng trưởng trong năm nay chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 8%. Dự báo tăng trưởng cho Nhật Bản, Anh, Canada và Đức cũng bị hạ xuống. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cho năm 2021 được nâng từ 4,6% lên 5%.

Trong khi đó, tâm điểm của thị trường là biên bản cuộc họp chính sách trong hai ngày 21 đến 22/9 của Fed và chỉ số giá tiêu dùng, cả hai đều sẽ được công bố vào thứ Tư (13/10).

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 22,68 USD/ounce và giá bạch kim tăng 0,7% lên 1.015,44 USD.

Tuy nhiên, giá palladium giảm 1,6% xuống 2.077,82 USD, theo Reuters

Tố Tố

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.