|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hạ nhiệt, nhà đầu tư lo sợ lịch sử của gần 9 năm trước sẽ lặp lại

14:27 | 14/07/2020
Chia sẻ
Mặc dù quay đầu giảm nhẹ trong ngày hôm nay nhưng giá vàng vẫn nằm ở mức cao lịch sử và xu hướng tăng được dự báo sẽ còn tiếp diễn. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng, nhà đầu tư vẫn lo ngại sau khi chạm mức đỉnh vàng sẽ rớt giá mạnh như từng diễn ra 9 năm trước.

Giá vàng trong nước giảm nhẹ

Sau hai phiên giảm liên tiếp cuối tuần trước, vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch tuần mới với đà tăng giá trở lại. Tuy nhiên, bước sang phiên giao dịch thứ Ba (14/7), giá vàng SJC lại quay đầu giảm nhẹ.

Cụ thể, khảo sát vào cuối giờ sáng, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 50,17 – 50,55 triệu đồng/lượng, 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 70.000 đồng/lượng ỏ chiều bán ra so với chốt phiên chiều qua. 

Tập đoàn Doji, hiện niêm yết giá vàng SJCgiá vàng SJC quanh mức 50,20 – 50,38 triệu đồng/lượng, mức giá này đứng yên ở chiều mua nhưng giảm 70.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối phiên trước. 

Vàng SJC

Ngày 14/7/2020

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

50,17

50,55

-30

-70

SJC chi nhánh Sài Gòn

50,17

50,53

-30

-70

Tập đoàn Doji

50,20

50,38

-

-70

Tập đoàn Phú Quý

50,19

50,39

-40

-60

PNJ chi nhánh Hà Nội

50,20

50,45

-30

-80

PNJ chi nhánh Sài Gòn

50,20

50,45

-30

-80


Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 11h00. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Cùng thời điểm trên, Tâp đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng SJC quanh mức 50,20 – 50,38 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 60.000 đồng/lượng chiều bán. 

Còn tại hệ thống PNJ giá mua - bán tại đây đã giảm xuống 50,20 - 50,45 triệu đồng/lượng, tương ứng thấp hơn 30.000 - 80.000 đồng/lượng so với cuối phiên 13/7.

Nhà đầu tư vẫn chưa dám gia nhập thị trường mạnh mẽ

Có thể thấy, chênh lệch giá mua - bán vàng vẫn giữ ở mức khá cao. Với vàng miếng, hiện mức chênh có nơi gần 400.000 đồng/lượng. Nhà đầu tư trong nước vẫn đắn đo khi giá vàng đang ở mức quá cao khiến nhu cầu mua vàng không như kì vọng.

Giá vàng hạ nhiệt, nhà đầu tư lo sợ lịch sử của gần 9 năm trước sẽ lặp lại - Ảnh 2.

Dù nhà đầu tư vẫn còn e ngại tham gia thị trường nhưng lượng giao dịch mua - bán tại các cửa hàng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng so với tháng trước. Ảnh: Doji.vn.

Chia sẻ với người viết, đại diện Tập đoàn Vàng bạc đá quí Doji cho biết: "Trong bối cảnh giá vàng tăng vọt hơn một tuần qua, giao dịch của Doji tương đối sôi động hơn so với thời gian trước. Tuy nhiên, khác với 9 năm trước khi giá vàng lần đầu lên mức 49 triệu đồng/lượng, hiện nay nhiều nhà đầu tư cá nhân chủ yếu vẫn đang quan sát chứ chưa dám gia nhập thị trường mạnh mẽ hơn bởi lo sợ lịch sử của gần 9 năm trước sẽ lặp lại một lần nữa - sau khi chạm mức này vàng đã rớt giá rất mạnh".

Dù vậy, theo đại diện Doji, tính từ đầu tháng 7 tới nay, trong thời gian giá vàng trong nước tiến sát mốc 50 triệu đồng/lượng, lượng vàng ép vỉ Âu Vàng Phúc Long và vàng miếng Doji bán ra tăng khoảng 30% so với trung bình tháng trước.

Dự báo về xu hướng giá vàng những ngày tới, Doji cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 dẫn đến nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, trong đó có vàng, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt quốc gia tung ra các gói kích thích để vực dậy nền kinh tế sau dịch COVID-19.

Vàng đã tăng mạnh 27% trong vòng 12 tháng qua, vượt mặt tất cả các loại hàng hóa được giao dịch khác trong năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19 này. 

"Động lực cho sự thúc đẩy giá này đến từ các nhà đầu tư đang có tâm lí lo lắng thi nhau "vợt" lấy vàng, tiền ảo và các quĩ ETF. Tuy nhiên, ngành bán lẻ trang sức bị gặp trở ngại lớn do việc các cửa hàng phải đóng cửa và các gia đình phải tạm gác lại đám cưới, một yếu tố thúc đẩy lực mua vàng đặc biệt ở Ấn Độ nhưng những vấn đề này sẽ chỉ là tạm thời", đại diện Doji cho hay.

Giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng hạ nhiệt, nhà đầu tư lo sợ lịch sử của gần 9 năm trước sẽ lặp lại - Ảnh 3.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. Nguồn: Kitoc.com.

Khảo sát vào lúc 14h20, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,11%, hiện đang ở mức 1.800 USD/ounce, theo Kitco, vàng giao tháng 8 giảm 0,66%, ở ngưỡng 1.801,75 USD.

Qui đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, hiện giá vàng thế giới khoảng 50,46 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng bán ra trong nước khoảng 90.000 đồng/lượng.

Theo Reuters, giá vàng thế giới đã vượt qua mức 1.800 USD vào hôm thứ Hai (ngày 13/7), khi các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Mỹ gia tăng đã thúc đẩy hi vọng về các biện pháp kích thích kinh tế hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch.

Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cao cấp của RJO Futures, cho biết với sự gia tăng trong số ca nhiễm bệnh liên tục tại Mỹ, có thể khiến mọi hoạt động sản xuất phải dừng lại.

Vàng đang được hưởng lợi và sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ hành động dự đoán của Fed và các ngân hàng trung ương khác.

vàng - Ảnh 3.

Giá vàng SJC và vàng thế giới đồng loạt sụt giảm. Ảnh: Như Huỳnh.

Thực tế, nhiều chuyên gia cũng dự đoán giá vàng tuần này sẽ tiếp tục đà tăng bất chấp hai phiên hụt hơi vào cuối tuần trước.

Cụ thể trong số 17 chuyên gia phố Wall tham gia cuộc thăm dò tuần qua, 15 người (tương đương 88%), kì vọng giá vàng tăng trong khi chỉ có 2 nhà phân tích (tương đương 12%), dự đoán giá thấp hơn.

Trong khi đó, trong số 1.610 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến trên Main Street thì có 1.078 người (tương đương 67%), dự đoán vàng tăng, 300 phiếu (tương đương 17%) dự đoán giảm. Còn lại 232 người (tương đương 14%) có ý kiến trung lập.

Theo các nhà phân tích, giá vàng phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của đại dịch COVID-19 tại Mỹ. Sự lan rộng của dịch COVID-19 có thể tạo ra sự không chắc chắn cho hoạt động kinh tế.

Chính sách nới lỏng tiền tệ kéo theo lượng tiền rẻ tràn ngập thị trường cũng khiến vàng, bạc và các tài sản rủi ro đồng loạt tăng từ tháng 3 đến nay. Rủi ro lạm phát với việc bơm tiền liên tục của ngân hàng trung ương các nước cũng khiến giới đầu tư đổ tiền vào vàng như một kênh trú ẩn.

"Giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng ở quốc gia trên thế giới. Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), Mỹ có thể sẽ phải mất cả thập kỉ tới để phục hồi nền kinh tế đất nước sau nhưng hậu quả của đại dịch COVID-19 mang lại.

Trong một phân tích mới, CBO cảnh báo rằng đại dịch sẽ làm giảm sản lượng kinh tế tích lũy trong 10 năm tới, tương đương 3% GDP trong thập kỉ này. Không tính đến lạm phát, thiệt hại tổng cộng là 15,7 nghìn tỉ USD, tương đương 5,3% GDP.

Bối cảnh này khiến các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng phục hồi kinh tế chuyển sang giữ vàng để bảo toàn tài sản", TS. Thái Lâm Toàn, chuyên gia Cố vấn Chiến lược Quản trị Doanh nghiệp phân tích.

Như Huỳnh