Một kg vải thiều ở Việt Nam chỉ vài chục nghìn nhưng khi được nhập vào Nhật Bản, giá có thể lên tới 500.000 đồng/kg và được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.
Trao đổi với người viết ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư kí Hiệp hội Rau - Củ - Quả Việt Nam cho biết giá bán vải thiều tại thị trường Nhật Bản 9 - 10 USD/kg (tương đương khoảng 200.000 đồng/kg). Theo Bộ Công Thương, giá vải thiều bán lẻ tại các siêu thị khoảng 500.000 đồng/kg.
Giá vải Thanh Hà ngày 21/6 dao động từ 38.000 - 48.000 đồng/kg; vải chính vụ loại 1 dao động từ 29.000 - 36.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với ngày hôm trước.
Đây là năm thứ 5 liên tục, vải u hồng của Hải Dương có mặt tại Australia. Giới chuyên gia và khách hàng tại đây đánh giá vải u hồng của Hải Dương có vị thơm, ngọt thanh.
Bên cạnh thị trường nước ngoài và nhiều tỉnh, thành phố, chợ đầu mối lớn trong cả nước, vải thiều đang được tiêu thụ mạnh ở ngay các siêu thị, nhà hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4 tháng đầu năm, do dịch COVID-19, nhập khẩu vải thiều của Trung Quốc từ Việt Nam giảm mạnh so với cùng kì năm 2019, tuy nhiên, từ đầu tháng 6, Việt Nam đã cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều.
Hệ thống siêu thị Big C tiêu thụ 1.000 tấn vải Lục Ngạn - Bắc Giang, gấp 3 lần sản lượng tiêu thụ năm 2019, lượng tiêu thụ tại gần 1.000 điểm bán của Saigon Co.op cũng tăng hơn 20% so với mùa vụ năm ngoái.
Đến nay tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18.200 tấn vải sớm, tại Thanh Hà (Hải Dương) cũng thu hoạch rải rác với giá từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh, TP như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Lào Cai… và các tỉnh lân cận.
Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) dự kiến sàn giao dịch sẽ được triển khai vào đầu tháng 6 này. Đây là một trong những giải pháp phù hợp, đặc biệt khi dịch COVID- 19 đang diễn biến phức tạp, khiến các thương nhân nước ngoài khó sang mua vải trực tiếp.
Giá vải thiều tại vườn hiện đạt 35.000 – 40.000 đồng/kg. Ngoài thị trường Trung Quốc, năm nay, lần đầu tiên, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) còn được xuất khẩu sang Singapore.
Với “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn, sản lượng ước đạt 85.000 tấn, trong đó vải sớm đạt khoảng 20.000 tấn. Ngoài tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu chính của quả vải vẫn là Trung Quốc qua cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai.
Để chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho tiêu thụ vải thiều, hiện nay, các địa phương trọng điểm trồng vải như Bắc Giang, Hải Dương,... đã chuẩn bị các kế hoạch để tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.