|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bắc Giang, Hải Dương tiêu thụ hàng chục ngàn tấn vải thiều đầu vụ, giá bình quân 25.000 đồng/kg

11:20 | 04/06/2020
Chia sẻ
Đến nay tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18.200 tấn vải sớm, tại Thanh Hà (Hải Dương) cũng thu hoạch rải rác với giá từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh, TP như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Lào Cai… và các tỉnh lân cận.

Theo thông tin từ Sở Công Thương Bắc Giang, đến nay toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18.200 tấn vải sớm, giá bán bình quân 25.000 đồng/kg.

Trong đó, huyện Tân Yên tiêu thụ 10.500 tấn; Lục Nam gần 4.500 tấn; Lục Ngạn gần 1.700  tấn; Yên Thế 1.000 tấn; Sơn Động 475 tấn và huyện Lạng Giang 85 tấn.

Dự kiến, tổng sản lượng vải thiều của tỉnh năm nay ước đạt 160.000 tấn, trong đó vải sớm hơn 38.200 tấn, vải chính vụ và vải muộn 119.400 tấn; thời gian thu hoạch từ ngày 20/5 đến 10/7/2020.

Nhìn chung, việc tiêu thụ vải sớm khá thuận lợi, toàn tỉnh có khoảng 100 điểm cân. Hiện chỉ có thương nhân, thương lái người Việt Nam thu mua, chưa có thương nhân người Trung Quốc. 

Các thương nhân thu mua tại các điểm cân sau đó vận chuyển đi tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, tại các tỉnh, TP như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Lào Cai… và các tỉnh lân cận.

Trong khi đó, theo báo Hải Dương, ngày 2/6, vải thiều ở Thanh Hà đã cho thu hoạch rải rác và được nông dân bán với giá từ 28.000 - 30.000 đồng/kg.

Mới bắt đầu thu hoạch, sản lượng chưa nhiều nên chủ yếu thương lái trong huyện đến mua và bán tại các thị trường Hà Nội, Hải Phòng, TP Hải Dương.

Vải thiều được trồng nhiều ở các xã Thanh Xá, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Thanh Khê. Năm nay, sản lượng vải thiều của huyện ước đạt gần 15.000 tấn, thu hoạch rải vụ sang đầu tháng 7 do vải chín không đều.

Vải sớm ở các xã khu Hà Đông đã thu hoạch gần hết, chỉ còn một số ít diện tích vải tàu lai. Loại vải này được bán với giá khoảng 28.000 đồng/kg, vải u hồng từ 18.000 - 20.000 đồng/kg.

Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.