|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gần 50 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ vải thiều Bắc Giang

10:39 | 03/06/2020
Chia sẻ
Đến nay có 26 tập đoàn, doanh nghiệp, chợ đầu mối lớn ở ngoài tỉnh và 30 doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh đang tham gia tiêu thụ vải thiều, số lượng vải sớm khoảng 16.000 tấn.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương), đến thời điểm này toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 16.000 tấn vải thiều sớm, báo Bắc Giang đưa tin.

Khoảng nửa tháng nữa, vải thiều chính vụ vào vụ thu hoạch, hiện đơn vị đang tiếp tục liên hệ với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, doanh nghiệp, thương nhân tham gia tiêu thụ vải thiều.

Cụ thể, đến nay có 26 tập đoàn, doanh nghiệp, chợ đầu mối lớn ở ngoài tỉnh gồm: Aoen, Central Group, Mega Market, Co.opmart, Vinmart, Fivimart, Vincom Retail, Ameii Việt Nam và các công ty như TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre); cổ phần Ameii Việt Nam (Hà Nội), cổ phần Đại phát Hà Nội (Hà Nội), TNHH Quản lí và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (TP HCM)… đã tham gia tiêu thụ vải thiều cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, điển hình như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hùng Thảo (Lục Ngạn); Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C (Lạng Giang), Công ty cổ phần thuốc lá và thực phẩm Bắc Giang (TP Bắc Giang)… 

Ngoài ra, còn có các tiểu thương ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đang thu mua vải thiều sớm tại Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang và Lục Ngạn.

Riêng đối với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn ngoại tỉnh, Sở Công Thương đã làm việc, thông tin mùa vụ cũng như các điều kiện phục vụ cho công tác tiêu thụ vải thiều. 

Địa phương cũng đã chuẩn bị các điều kiện để tiếp đón thương nhân Trung Quốc và chuyên gia Nhật Bản sang thu mua và kiểm tra qui trình sản xuất vải thiều để xuất khẩu.

Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.