|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Giá trị dở dang dự án Phước Kiển bất ngờ giảm 320 tỷ đồng trong quý II

18:48 | 31/07/2018
Chia sẻ
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 437 tỷ đồng, giảm 23% và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng, giảm 82,5%, kết quả giảm mạnh do quý II công ty chưa thực hiện bàn giao căn hộ. 

CTCP Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) đạt 86 tỷ đồng doanh thu trong quý II, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước do chưa thực hiện bàn giao căn hộ; biên lãi gộp 13%. Doanh thu tài chính giảm 90% còn 22 tỷ đồng (lãi khác), chi phí tài chính gần 10 tỷ.

Đáng chú ý ở khoản mục chi phí khác có nêu phạt chậm thanh toán hợp đồng 5 tỷ đồng (đây nhiều khả năng là phạt chậm giải tỏa dự án Phước Kiển), khiến công ty phải chịu khoản lỗ khác 3,5 tỷ đồng trong quý.Trừ đi các khoản chi phí hoạt động, Quốc Cường Gia Lai báo lãi 4,5 tỷ đồng trong quý.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 437 tỷ đồng, giảm 23% và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng, giảm 82,5%.

Tổng tài sản cuối kỳ tăng thêm 680 tỷ đồng lên 12.080 tỷ đồng, chủ yếu do tăng tài sản dài hạn. Hai khoản mục góp phần lớn là chi phí xây dựng dở dang (tăng 300 tỷ đồng đầu tư vào thủy điện Ayun) và đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (tăng hơn 200 tỷ đồng – khoản đầu tư vào Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phạm Gia).

Với các dự án đang xây dựng dở dang, khu dân cư Phước Kiển giảm giá trị 290 tỷ đồng so với đầu năm, so với thời điểm cuối quý I, giảm giá trị tồn kho dự án Phước Kiểm thậm chí còn lớn hơn, ở mức 320 tỷ đồng. Một dự án khác, Marina Đà Nẵng cũng giảm 250 tỷ đồng. Các dự án còn lại tăng tồn kho dở dang, trong đó có dự án Sông Đà – An Vui tăng mạnh 320 tỷ đồng, dự án Adec đầu tư 162 tỷ đồng, hai dự án De Capella quận 2 và Lavida – Tân Phong cũng được đẩy mạnh triển khai nên tăng tồn kho…

gia tri do dang du an phuoc kien bat ngo giam 320 ty dong trong quy ii
Các dự án xây dựng dở dang của QCG, tồn kho dự án Phước Kiển lần đầu tiên sụt giảm

Nợ phải trả cuối kỳ gần 8.000 tỷ đồng, tăng thêm 700 tỷ, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu xấp xỉ 2. Khoản phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 6.333 tỷ đồng, trong đó tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển là 2.882 tỷ đồng (không đổi so với đầu năm); phải trả bên thứ 3 tăng gấp đôi lên 1.500 tỷ đồng; phải trả bên liên quan 1.950 tỷ đồng (số tiền này là Quốc Cường Gia Lai mượn của cổ đông, lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan).

gia tri do dang du an phuoc kien bat ngo giam 320 ty dong trong quy ii
Các khoản vay của QCG với các bên liên quan

Trong đó mượn CTCP BĐS Hiệp Phú 332 tỷ đồng, mượn bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 362 tỷ đồng, mượn bà Lại Thị Hoàng yến 270 tỷ đồng (giảm 150 tỷ đồng so với quý I) và bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch) 260 tỷ đồng… Bà Lại Thị Hoàng Yến là con gái của ông Lại Thế Hà – Phó TGĐ, thành viên HĐQT QCG, xưa nay được biết đến là chủ nợ lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai.

gia tri do dang du an phuoc kien bat ngo giam 320 ty dong trong quy ii
Dự án Phước Kiển nhìn từ trên cao (Ảnh: Lê Quân)

Hiện tại dự án Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai vẫn đang trong tình trạng bế tắc, cập nhật tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch QCG cho biết "đã 3 tháng chưa đền bù thêm được ai".

Theo bà Loan, chưa bao giờ có một dự án nào giải quyết đền bù khó khăn như dự án Phước Kiển. Tháng 11/2017 Nghị định 139 ra đời không được phép xây nhà ở đất ruộng. Hiện nay, dân quân và cơ quan xã xuống kiểm tra người dân xem có thực hiện đúng quy định Nghị định 139. Đây là điều trăn trở khó khăn cho Quốc Cường Gia Lai. Bà Loan cho biết sau dự án này, Công ty sẽ không thực hiện dự án như Phước Kiển nữa.

Hiện nay 88 căn nhà bất hợp pháp đã đền bù được 50% và cố gắng làm phần tiếp theo. Quốc Cường phải đi mua đất ở, thủ tục rất chồng chéo trong một năm qua.

Xem thêm

Bạch Mộc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.