Giá tiêu hôm nay 9/8: Duy trì đà tăng, ghi nhận mức cao nhất là 77.500 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 10/8
Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay tiếp tục đi lên, nhiều địa phương trọng điểm điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg lên mức 75.000 đồng/kg. Cùng tăng 1.000 đồng/kg, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện giao dịch chung mức 76.000 đồng/kg.
Tương tự, sau khi tăng 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, giá thu mua tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đạt mức 76.500 đồng/kg và 77.500 đồng/kg.
Riêng tỉnh Đồng Nai không ghi nhận biến động mới về giá trong hôm nay, ổn định tại mức thấp nhất theo khảo sát là 73.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi (Đơn vị: VNĐ/kg) |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo | 76.000 | +1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê | 75.000 | +1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa | 76.000 | +1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Giá trung bình | 77.500 | +1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Giá trung bình | 76.500 | +1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Giá trung bình | 73.000 | - |
Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng với lượng xuất khẩu chiếm 20 - 25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại.
Bên cạnh đó, các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) cũng là thị trường trọng điểm và là nơi hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do càng thúc đẩy tăng sức mua.
Tuy nhiên, đây lại là hai tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất với mức tăng khoảng 1.500 - 2.000 USD cho một container 40 feet sau mỗi 2 tuần.
So với thời điểm 2020, hiện cước vận chuyển đi châu Âu tăng trên 11.000 USD, tức là tăng 12 - 13 lần so với mức giá đầu năm 2020. Tương tự, cước vận chuyển đi Mỹ tăng 5 - 6 lần lên 13.500 USD.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 ghi nhận mức 236,8 yen/kg, giảm 0,89% (tương đương 2,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2021 được điều chỉnh xuống mức 13.000 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,12% (tương đương 15 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong quý II/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 201,47 nghìn tấn, trị giá 330,67 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 43,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 62,5% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Ấn Độ với 14,54 nghìn tấn, trị giá 26,63 triệu USD, tăng 104,7% về lượng và tăng 188,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong quý II/2021.
Trong thời gian này, các chủng loại cao su xuất khẩu phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) chiếm 65,6% tổng trị giá cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 172,95 nghìn tấn, trị giá 288,67 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 44,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,6% tổng trị giá hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 172,33 nghìn tấn, trị giá 287,43 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 47,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Về giá xuất khẩu, trong quý II/2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp, cao su tái sinh, cao su hỗn hợp (HS 4005) và cao su dạng crepe có giá xuất khẩu bình quân giảm, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).