Giá tiêu hôm nay 7/1: Nối dài chuỗi đi ngang, cao su SHFE giảm hơn 1%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 8/1
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu vẫn duy trì trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Mức giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai được ghi nhận lần lượt là 57.500 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục là hai địa phương có cùng mức giá 58.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang tại mức tương ứng là 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
58.500 |
- |
Gia Lai |
57.500 |
- |
Đắk Nông |
58.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
60.000 |
- |
Bình Phước |
59.000 |
- |
Đồng Nai |
58.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 6/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 5/1 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.582 USD/tấn, giảm 0,17%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 5/1 |
Ngày 6/1 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.588 |
3.582 |
-0,17 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.500 |
2.500 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.988 USD/tấn, giảm 0,15%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 5/1 |
Ngày 6/1 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
5.997 |
5.988 |
-0,15 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Cũng giống như Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ hạt tiêu hàng đầu thế giới, The Hindu Business Line đưa tin.
Do đó, các lô hàng nhập khẩu vào Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến giá thị trường trong nước, nhất là khi hàng nhập lậu đang gia tăng qua đường biên giới.
Ông Kishore Shamji, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), cho biết, nhập khẩu hạt tiêu qua các kênh chính thức trong tháng 11/2022 ở mức 1.531 tấn.
Với sự khởi đầu của mùa Đông, ông Shamji đánh giá thị trường trong nước đang chứng kiến nhu cầu tốt với việc các nhà sản xuất gia vị, đại lý liên bang và các nhà xuất khẩu đang sử dụng hàng tồn kho.
Hiện, nhu cầu đối với hạt tiêu xanh khá tốt với giá tại trang trại tăng từ 130 rupee/kg lên 150 rupee/kg. Tương tự, châu Âu có nhu cầu cao đối với hạt tiêu khô và hạt tiêu ngâm.
Tuy nhiên, việc chậm có kết quả xét nghiệm mẫu gửi sang Đức trước khi xuất hàng đang đặt ra thách thức. Ông Shamji nói, chính phủ nên thực hiện các biện pháp thử nghiệm ở Ấn Độ bằng cách tận dụng công nghệ được cơ quan Đức sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà xuất khẩu.
Khi được hỏi về triển vọng của hạt tiêu vào năm 2023, ông cho biết, nông dân cảm thấy thoải mái với giá hiện tại. Song, nếu việc nhập khẩu tiếp tục như vậy thì có thể gây áp lực lên giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
Ông nói thêm, các vấn đề liên quan đến thời tiết và biến đổi khí hậu có tác động đến sản xuất và ngành này dự đoán sẽ giảm 10 - 15% vào năm 2023 so với con số 75.000 tấn của năm ngoái.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 210 yen/kg, không đổi so với phiên trước đó tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 13.220 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,27% (tương đương 170 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA) đã kêu gọi chính phủ không áp dụng thêm bất kỳ hạn chế nào đối với việc nhập khẩu các hợp chất cao su, theo The Hindu.
ÔngRamesh Kejriwal, Chủ tịch AIRIA, cho biết, ngành này đã nhập khẩu 112.500 tấn vào năm 2021 theo danh mục “4005 Cao su tổng hợp, chưa lưu hóa, ở dạng nguyên sinh hoặc ở dạng tấm, lá hoặc dải” để sản xuất các sản phẩm như băng chuyền, ống mềm, vòng chữ O,...
Thuế hiện tại đối với hợp chất cao su là thuế cơ bản 10%, IGST 18% và phụ phí 10%. Còn thuế nhập khẩu cao su tự nhiên hiện nay là thuế cơ bản 25%, thuế bổ sung 5% và phụ phí 10%.
Ông cho rằng, chính phủ nên dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với cao su tự nhiên và không nên áp dụng thêm bất kỳ hạn chế nào đối với việc nhập khẩu cao su hỗn hợp.
Ông nói thêm rằng, Ấn Độ không sản xuất cao su EPDM (ethylene propylene diene monomer) và giá của nó đã tăng gấp đôi do đại dịch, chiến tranh Nga - Ukraine và biến động tỷ giá hối đoái.
Chính phủ không chỉ nên khuyến khích sản xuất cao su EPDM - là cao su tổng hợp, mà còn cần phải giảm thuế nhập khẩu đối với loại cao su này trong ngắn hạn.
Trong một văn bản gửi Chính phủ Liên minh, ông nhấn mạnh rằng, ngành cao su Ấn Độ sản xuất tất cả các loại sản phẩm cao su và do đó không nên có nhượng bộ về thuế trong các hiệp định thương mại với các nước khác đối với các sản phẩm cao su.