|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 4/1: Tiếp tục ổn định, cao su SHFE tăng hơn 2,5%

07:30 | 04/01/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (4/1) duy trì đi ngang tại các tỉnh trọng điểm. Trong đó, mức giá thấp nhất là 57.500 đồng/kg tại Gia Lai và cao nhất là 60.000 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong phiên sáng nay, giá cao su trên Sàn SHFE tăng với biên độ hơn 2,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 5/1

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục không đổi trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg.

Hiện tại, tỉnh Gia Lai ghi nhận mức giá thấp nhất là 57.500 đồng/kg. Kế đó là tỉnh Đồng Nai với mức 58.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với chung mức giá 58.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.500

-

Gia Lai

57.500

-

Đắk Nông

58.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

60.000

-

Bình Phước

59.000

-

Đồng Nai

58.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 3/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 2/1 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.593 USD/tấn, giảm 0,11%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 2/1

Ngày 3/1

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.597

3.593

-0,11

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.005 USD/tấn, giảm 0,12%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 2/1

Ngày 3/1

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.012

6.005

-0,12

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ thế giới tăng lần lượt 7,8%, 15% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt lần lượt 116,48 triệu USD, 60,37 triệu USD và 57,78 triệu USD.

Trong đó, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh và Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.

Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Hiện, châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến giá lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm.

Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam.

Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hạt tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định.

Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành hạt tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.

 Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 203,8 yen/kg, giảm 0,93% (tương đương 1,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 13.510 nhân dân tệ/tấn, tăng 2,62% (tương đương 345 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Vào hôm thứ Hai (2/1), giá cao su tự nhiên tiếp tục tăng tại các thị trường trọng điểm của bang Kerala (Ấn Độ), trang Informist Media đưa tin.

Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu liên tục từ các thương nhân và người dự trữ trong bối cảnh nguồn cung thấp. Giao dịch cũng ít do không có nhiều người bán trên thị trường. 

Ông Kurian Abraham, một thương nhân địa phương cho biết, nhu cầu từ các thương nhân tăng do họ phải hoàn thành hợp đồng với các công ty sản xuất lốp xe.

Theo ông Thaha K. Mohamed, chủ sở hữu của Sara Traders, trong bối cảnh kỳ vọng giá cao hơn trong những ngày tới, nhu cầu từ những người tích trữ cũng bắt đầu tăng trên thị trường.

Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường, đồng thời cũng hỗ trợ xu hướng đi lên của giá cao su. 

Theo các thương nhân, sản lượng tại Kerala đã giảm trong năm 2022 do điều kiện khí hậu bất lợi, song song đó là giá thấp hơn trên thị trường.

Thảo Vy