Giá tiêu hôm nay 5/1: Duy trì đi ngang, cao su TOCOM tăng hơn 2%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường trong nước vẫn đi ngang trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg.
Trong đó, mức giá thấp nhất hiện là 57.500 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Đồng Nai ghi nhận mức giá nhỉnh hơn là 58.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với cùng mức giá là 58.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ổn định tại mức 59.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
58.500 |
- |
Gia Lai |
57.500 |
- |
Đắk Nông |
58.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
60.000 |
- |
Bình Phước |
59.000 |
- |
Đồng Nai |
58.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 4/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 3/1 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.587 USD/tấn, giảm 0,17%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 3/1 |
Ngày 4/1 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.593 |
3.587 |
-0,17 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.500 |
2.500 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.995 USD/tấn, giảm 0,17%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 3/1 |
Ngày 4/1 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.005 |
5.995 |
-0,17 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc. Song, giá hạt tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 36,13 triệu USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 11,6 triệu USD, giảm 20,2%.
Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,11% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022, cao hơn so với thị phần 31,76% trong 10 tháng năm 2021.
Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc trong năm 2023 được dự báo vẫn chưa thể bứt phá mạnh, dù cho Trung Quốc đã nới lỏng chính sách Zero COVID.
Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 209,4 yen/kg, tăng 2,67% (tương đương 5,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 13.470 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,37% (tương đương 50 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Tại Ấn Độ, giá cao su tự nhiên đã giảm gần 1/4 đối với loại RSS-4, cụ thể là từ khoảng 170 rupee/kg vào đầu năm 2022 xuống dưới 140 rupee/kg vào cuối năm, The Hindu Business Line đưa tin.
Nhu cầu yếu từ Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất, và suy thoái ở châu Âu được cho là những nguyên nhân đằng sau sự sụt giảm, trong khi triển vọng cho năm mới vẫn mờ mịt do những bất ổn địa chính trị gia tăng.
Trong đó, lĩnh vực mủ cao su bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh giá giảm xảy ra do đà tăng bền vững được hưởng trong thời kỳ COVID-19.
Nhu cầu về găng tay tăng đột ngột trong thời kỳ đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu về mủ cao su, loại mặt hàng có giá tăng vọt vào năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu giảm đã khiến giá giảm từ 130 rupee/kg vào tháng 1 xuống còn 90 rupee/kg vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Ramesh Kejriwal, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA), cho biết, giá giảm là một cú sốc kép đối với ngành cao su, vốn đã bị cản trở bởi chi phí đầu vào tăng chưa từng thấy.
Phần lớn diện tích đồn điền cao su tại Ấn Độ là do trồng lại và nếu không có hành động nào vào thời điểm này, điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.
Ông Kejriwal đánh giá, cần phải mở rộng canh tác ở các khu vực truyền thống và phi truyền thống để đáp ứng yêu cầu 15 vạn tấn vào giai đoạn 2025 - 2026. Điều này dự kiến sẽ đáp ứng cả nhu cầu trong nước và làm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.