|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 4/3: Tiếp đà tăng trong ngày đầu tuần

06:00 | 04/03/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (4/3) ghi nhận tăng. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn giao dịch giảm trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 - 2.500 đồng/kg. 

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm trong nước đang thu mua hồ tiêu với khoảng giá 93.000 - 95.500 đồng/kg.

Theo đó, tỉnh Gia Lai đang có mức giá thấp nhất là 93.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. 

Kế đến là tỉnh Đồng Nai với giá tiêu ghi nhận ở mức 93.500 đồng/kg sau khi tăng 1.500 đồng/kg. 

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có giá giao dịch là 95.000 đồng/kg - tăng 2.000 đồng/kg. 

Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước có giá thu mua cao nhất là 95.500 đồng/kg, tăng 2.000 - 2.5000 đồng/kg tùy khu vực. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

95.500

+2.500

Gia Lai

93.000

+1.000

Đắk Nông

95.500

+2.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

95.000

+2.000

Bình Phước

95.500

+2.000

Đồng Nai

93.500

+1.500

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 3/3 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,13% so với ngày 2/3

Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/3

Ngày 3/3

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.891

3.896

0,13

Tiêu đen Brazil ASTA 570

4.400

4.400

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok tăng 0,11% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/3

Ngày 3/3

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.142

6.142

0,11

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Thị trường hạt tiêu tăng 8% vào tuần trước và tăng 12,6% kể từ tháng 1 năm 2024, theo Peppertrade.

Thứ bảy ngày 24/2, giá tiêu đen giảm sau khi đạt đỉnh 98.000 đồng vào ngày 22/2/2024. Đến cuối tuần, giá lại tăng lên 94.000 đồng. Nhìn chung, giá tiêu đen tăng 8% so với tuần trước. Kể từ đầu năm 2024, giá tiêu đen cũng tăng 12,6%.

Nhiều nông dân và đại lý cho rằng giá cà phê khó có thể tăng thêm 400 USD/tấn trong năm nay. Tuy nhiên, giá tiêu đen có khả năng tăng thêm $1000 - $1500/MT trong thời gian tới. Vì vậy, nhiều nông dân, đại lý tiếp tục ưu tiên bán cà phê và chuyển sang dự trữ tiêu đen, dẫn đến lượng tiêu đen được giao dịch trên thị trường thấp hơn so với những năm trước.

Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội (với hơn 200.000 thành viên), nhiều nông dân bắt đầu đặt kỳ vọng giá tiêu đen sẽ tiếp tục tăng ít nhất 20-30% trong thời gian tới. Điều này đã củng cố tâm lý dự trữ tiêu đen trong cộng đồng nông dân. Nông dân ngày càng tin tưởng vào chu kỳ tăng giá của tiêu đen và gần như từ chối bán khi thị trường điều chỉnh giảm.

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 299,9 yen/kg, giảm 0,03% (tương đương 0,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.715 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,25% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Vào hôm 28/2, Hiệp hội những người trồng cao su Liberia (RPAL) cho biết Chính phủ Liberia không có lỗi trong việc cấm xuất khẩu cao su chưa qua chế biến, theo Allafrica.

Tập đoàn này, một thành viên lớn trong ngành cao su, đã nhất trí tuyên bố ủng hộ lệnh cấm, đồng thời bổ sung thêm rằng việc xuất khẩu cao su chưa qua chế biến ra khỏi Liberia sẽ phủ nhận việc chính phủ tạo ra các khoản thuế cần thiết và tước đi việc làm của người lao động địa phương.

Liberia hiện có ít nhất 4 công ty tham gia xuất khẩu cao su chế biến. Chúng bao gồm Nhà máy Cao su Jeety, Đồn điền Cao su Firestone, Công ty Nông nghiệp Liberia (LAC) và Tập đoàn Lee.

Các công ty này đã tuyển dụng hàng nghìn người Liberia tại các nhà máy của họ và chỉ có thể duy trì lực lượng lao động và đáp ứng các mục tiêu sản xuất nếu lệnh cấm cao su chưa qua chế biến vẫn được áp dụng.

So với Liberia, nước láng giềng Bờ Biển Ngà, nơi có hơn chục nhà máy cao su, đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu cao su chưa qua chế biến vào ngày 21/11/2023, như một biện pháp bảo vệ các công ty địa phương dựa vào mủ cao su sản xuất tại địa phương này để duy trì hoạt động kinh doanh.

Tại cuộc họp báo vào thứ Ba (27/2), Chủ tịch RPAL Wilhelmina G. Mulbah Siaway, đã trích dẫn Điều 5 của Hiến pháp Liberia về bảo vệ nền kinh tế và duy trì giá trị gia tăng là những điểm quan trọng trong việc hỗ trợ quyết định của chính phủ cấm xuất khẩu cao su chưa qua chế biến.

Thanh Hạ