|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 31/10: Thị trường ổn định; cao su kỳ hạn giảm hơn 2%

07:17 | 31/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (31/10) đồng loạt đi ngang tại thị trường nội địa. Hiện tại, giá thu mua theo khảo sát dao động trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn tiếp tục giảm với biên độ hơn 2%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 1/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Trong đó, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất với 56.000 đồng/kg. Tiếp đó là tỉnh Đồng Nai với giá 56.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông tiếp tục giao dịch hồ tiêu tại mức 57.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang, lần lượt là 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.000

-

Gia Lai

56.000

-

Đắk Nông

57.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-

Bình Phước

58.000

-

Đồng Nai

56.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 28/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 27/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.677 USD/tấn, tăng 0,19%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.475 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/10

Ngày 28/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.670

3.677

0,19

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.475

2.475

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.952 USD/tấn, tăng 0,2%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/10

Ngày 28/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.940

5.952

0,2

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong tháng 8, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm nay với khối lượng chỉ đạt 539 tấn, giảm 50,6% so với tháng 7 và giảm 41% so với tháng 8 năm ngoái, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.

Như vậy, sau 8 tháng đầu năm nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đã giảm 40,7% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.169 tấn, trị giá gần 30 triệu USD.

Nhìn chung, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ những thị trường cung cấp chính đều giảm mạnh như: Indonesia đạt 3.033 tấn, giảm 46,1%; Việt Nam đạt 2.013 tấn, giảm 32%; Ấn Độ và Malaysia lần lượt giảm 55,7% và 86,5%.

Trung Quốc hiện đang là một trong những nước tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng nước này thường nhập khẩu tiêu từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch.

Vì vậy số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc chỉ phản ánh lượng tiêu chính ngạch nhập khẩu vào nước này, còn một lượng lớn theo đường chính ngạch không được thống kê.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát dịch bệnh theo chiến lược Zero COVID khiến các hoạt động thương mại hồ tiêu giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó chủ yếu là tiểu ngạch gặp nhiều khó khăn và sụt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, các biện pháp phong tỏa để chống dịch tại Trung Quốc cũng khiến nhu cầu tiêu thụ thấp hơn những năm trước.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 209,6 yen/kg, giảm 2,24% (tương đương 4,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh xuống mức 10.710 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,9% (tương đương 320 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Ismail Sabri Yaakob tuyên bố, giá cao su thị trường đối với chính sách Ưu đãi Sản xuất Cao su (IPG) sẽ được xem xét lại nếu ông trở lại lãnh đạo chính phủ sau cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 15 (GE15), theo The Star.

Phát biểu tại Chương trình Prosperous Malaysian Family Smallholders do Cơ quan Phát triển Tiểu điền Công nghiệp Cao su (Risda) tổ chức vào ngày 30/10, ông nhấn mạnh mình đã biết về việc nhiều bên yêu cầu tăng giá cao su thị trường, vốn trước đây được ấn định ở mức 2,5 ringgit/kg thông qua IPG.

Ông Ismail Sabri cho biết, chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực trồng cao su trong việc cải thiện nền kinh tế đất nước và đã đưa ra nhiều sáng kiến ​​và hỗ trợ khác nhau để tăng thu nhập cho các nông hộ nhỏ.

Trên thực tế, ông nói rằng cao su là mặt hàng duy nhất vẫn được chính phủ hỗ trợ đầy đủ.

Ngoài IPG, ông cho biết, chính phủ cũng đưa ra chương trình tái canh cao su với diện tích mục tiêu là 20.000 ha, hiện đã vượt 10.000 ha với sự tham gia của 7.180 hộ tiểu điền.

Trong khi đó, để tăng thu nhập thông qua năng suất của các sản phẩm cao su, chính phủ đã đưa ra chương trình khuyến khích năng suất cao su (SIPG) liên quan đến việc phân bổ 31,1 triệu ringgit để đạt được sản lượng 1.800kg/ha hàng năm.

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.