|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 28/10: Tiếp tục lặng sóng; cao su SHFE giảm hơn 1%

07:28 | 28/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (28/10) đi ngang ngày thứ ba liên tiếp tại thị trường nội địa. Theo ghi nhận, giá thu mua trong nước đang vào khoảng 56.500 - 59.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm hơn 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 29/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Ghi nhận cho thấy, thị trường nội địa đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 56.500 - 59.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 56.500 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai. Kế đó là Đồng Nai với giá 57.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì giao dịch hồ tiêu với mức giá chung là 57.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức tương ứng là 58.500 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.500

-

Gia Lai

56.500

-

Đắk Nông

57.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-

Bình Phước

58.500

-

Đồng Nai

57.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 27/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 26/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.670 USD/tấn, tăng 0,14%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.475 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 26/10

Ngày 27/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.665

3.670

0,14

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.475

2.475

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.940 USD/tấn, tăng 0,15%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 26/10

Ngày 27/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.931

5.940

0,15

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Năm nay, người trồng tiêu Campuchia ghi nhận năng suất cao hơn nhưng giá lại giảm so với năm ngoái. Hiện, giá tiêu khô chỉ còn 12.000 Riel/kg, giảm khoảng 3.000 Riel/kg so với cùng kỳ.

Nhu cầu và giá thấp là lý do khiến nông dân quyết định tạm ngừng bán hàng và tích trữ, chờ đợi giá tốt hơn.

Trang thmeythmey25 dẫn lời Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, ông Mak Ny, cho biết, xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

Lạm phát gia tăng khiến giá thực phẩm cũng tăng lên, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hồ tiêu sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, lượng khách du lịch giảm do COVID và xung đột Nga - Ukraine đã khiến thị trường thêm phần ảm đạm dẫn đến giá giảm trong năm nay.

Đồng quan điểm, ông Vorn Savoeun, một nông dân trồng tiêu ở huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, cho biết, sau COVID-19, ông và các nông dân khác đã trồng lại tiêu với kỳ vọng giá sẽ cao.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới do xung đột kéo dài giữa Nga - Ukraine đã khiến giá tiêu giảm mạnh và gây thiệt hại cho người trồng tiêu, khiến nhiều người đã quyết định từ bỏ việc trồng tiêu.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 đạt mức 217 yen/kg, giảm 0,55% (tương đương 1,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.080 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,25% (tương đương 140 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Tại Alappuzha (bang Kerala), người nông dân trồng cao su đang cảm thấy khó khăn khi giá cao su tự nhiên trong bang giảm mạnh, theo trang Mathrubhumi.

Theo đó, giá đã sụt giảm từ mức 185 rupee/kg xuống gần 100 rupee/kg. Mặc dù giá thị trường đã được cố định trong khoảng 105 - 112 rupee/kg, nhưng người nông dân chỉ nhận được một số tiền nhỏ. Giá cao su tấm cũng giảm xuống còn 152 rupee/kg.

Trong bối cảnh này, thay vì bán cao su tấm, nhiều nông dân đã chuyển sang bán mủ cao su do chi phí tăng cao và thiếu lao động. Xu hướng này càng gia tăng khi mủ cao su có giá cao hơn cao su tấm trong vài ngày trở lại đây.

Mủ cao su đang được bán tại các cơ sở sản xuất cao su. Khi giá cao su tăng vọt trong thời gian phong tỏa do COVID-19, các cơ sở đã giao nộp mủ ở dạng tương tự cho các công ty. Sự sụt giảm mạnh về giá bắt đầu sau tháng 7/2022.

Nguyên nhân đầu tiên khiến giá cao su giảm là do nguồn cung tăng. Nhu cầu về cao su tăng cao trong thời kỳ đại dịch để sản xuất găng tay, thôi thúc người dân tích trữ với kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, nhu cầu về mủ cao su lại giảm và do đó người bán phải tung ra thị trường mủ đã tích trữ.

Thứ hai là do, mặc dù đã nhận được một số yêu cầu xuất khẩu trong tháng 10 và tháng 11 năm 2021, nhưng người bán từ chối xuất khẩu với dự đoán giá sẽ tăng trở lại tại thị trường nội địa.

Đồng thời, người nông dân cũng phải bán mủ cao su thay cho tấm cao su khi giá mủ cao su tăng trong thời điểm hiện tại. Nguồn cung tăng đột biến và nhu cầu giảm là nguyên nhân kéo giá mủ cao su giảm đột ngột.

Thảo Vy