|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 27/10: Thị trường đi ngang; cao su TOCOM giảm gần 1%

07:28 | 27/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (27/10) ổn định trong khoảng 56.500 - 59.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm gần 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 28/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang tại thị trường nội địa.

Hiện tại, các địa phương trọng điểm đang giao dịch hồ tiêu trong khoảng 56.500 - 59.000 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai và Đồng Nai đang ghi nhận mức giá lần lượt là 56.500 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 57.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đi ngang ở mức 58.500 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.500

-

Gia Lai

56.500

-

Đắk Nông

57.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-

Bình Phước

58.500

-

Đồng Nai

57.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 26/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 25/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.665 USD/tấn, tăng 0,14%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.475 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 25/10

Ngày 26/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.660

3.665

0,14

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.475

2.475

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.931 USD/tấn, tăng 0,12%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 25/10

Ngày 26/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.924

5.931

0,12

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong tháng 9, xuất khẩu tiêu của Brazil sang các thị trường chính đều tăng so với tháng 8, có thể kể đến như: Việt Nam đạt 2.246 tấn, tăng 52,7%, UAE tăng 35,7%, Morocco tăng 72,7%, đặc biệt Đức tăng hơn 7 lần,…

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam - nước sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 12.997 tấn tiêu từ Brazil với trị giá 4,9 triệu USD, tăng 2,7 lần về lượng và 3,8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là lượng tiêu nhập khẩu lớn nhất mà Việt Nam nhập khẩu từ Brazil từ trước đến nay. Qua đó đưa Việt Nam trở thành nước nhập khẩu tiêu lớn nhất từ Brazil trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm 22% thị phần xuất khẩu tiêu của nước này so với mức 8% của cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất Brazil vẫn là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu. Điều này khiến Brazil gặp khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU hay Mỹ.

Trong khi đó, Việt Nam lại đang là quốc gia có công nghệ chế biến tiêu hiện đại nhất thế giới. Vì vậy, ngoài xuất khẩu, Việt Nam còn là một trong những nước nhập khẩu và chế biến tiêu hàng đầu.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 223,1 yen/kg, giảm 0,98% (tương đương 2,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.295 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,53% (tương đương 60 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông Men Sopheak, Giám đốc Điều hành của Sopheak Nika Investment Agro-Industrial Plants Co Ltd, cho biết, tác động kinh tế từ xung đột Ukraine và vấn đề Đài Loan đang ảnh hưởng đến nhu cầu và là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá cao su toàn cầu giảm.

Ông giải thích: “Chúng tôi biết rằng chỉ riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm 70 - 80% tổng nhu cầu cao su của thế giới”.

Ông Sopheak bày tỏ hy vọng về những cải thiện trong tình hình Ukraine và Đài Loan, mở đường cho sự phục hồi nhu cầu cao su toàn cầu.

Trung Quốc thu mua khoảng 40% tất cả cao su sản xuất tại Campuchia, và trước khi được xuất khẩu chính thức sang thị trường Trung Quốc thì cao su Campuchia phải thông qua Việt Nam.

Ông nói rằng: “Chúng tôi mong muốn chấm dứt sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc gây ra bởi chính sách Zero COVID và cuộc khủng hoảng bất động sản. Chính phủ quốc gia này đã cắt giảm lãi suất chủ chốt để thúc đẩy nền kinh tế, do đó có thể kỳ vọng giá cao su tự nhiên phục hồi tương ứng”.

Báo cáo của Tổng cục Cao su (GDR) cho biết, tính đến năm 2021, Campuchia có 404.044ha dành riêng cho sản xuất cao su, với 310.193ha (tương đương 76,77%) đã trưởng thành và khai thác để lấy mủ, đạt sản lượng 368.000 tấn.

Theo ông Him Aun, Giám đốc GDR, diện tích trồng cao su của Campuchia không có sự thay đổi đáng kể trong hai hoặc ba năm qua, The Phnom Penh Post đưa tin.

Thảo Vy