|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 23/2: Thị trường lặng sóng, cao su TOCOM tăng gần 1%

06:45 | 23/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (23/2) đi ngang trên diện rộng tại thị trường nội địa. Hiện, mức giá cao nhất theo khảo sát là 67.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM tăng với biên độ gần 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 24/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 64.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Tiếp đến là Đồng Nai với mức 64.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với chung mức giá là 65.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt không đổi với mức 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

65.500

-

Gia Lai

64.000

-

Đắk Nông

65.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

67.000

-

Bình Phước

66.000

-

Đồng Nai

64.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 22/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 21/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.606 USD/tấn, giảm 0,25%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 21/2

Ngày 22/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.615

3.606

-0,25

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.078 USD/tấn, giảm 0,26%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 21/2

Ngày 22/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.094

6.078

-0,26

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy, năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 64.685 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 1,8% so với năm 2021 và đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp.

Theo số liệu của USITC, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ năm 2022 đạt 87.619 tấn, giảm 8,7% so mức kỷ lục 94.174 tấn của năm 2021 và ghi nhận sự sụt giảm lần đầu tiên sau ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Song, do giá nhập khẩu tăng 31% so với năm 2021 (đạt bình quân 5,024 USD/tấn) nên kim ngạch nhập khẩu tiêu của Mỹ đã tăng 22,1% lên 440,2 triệu USD vào năm ngoái.

Nhìn chung, lượng hạt tiêu nhập khẩu của Mỹ từ các nhà cung cấp chính như Brazil, Ấn Độ và Indonesia đều giảm so với năm trước, lần lượt là 43,3%, 29,6% và 0,9%. Thị phần của Brazil và Ấn Độ giảm xuống mức tương ứng là 7,2% và 7,1%. 

Riêng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 1,8% lên 64.685 tấn vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp. Giá tiêu nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đạt bình quân 4.965 USD/tấn trong năm 2022, tăng 33,8% so với năm 2021.

Đặc biệt, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ tăng lên mức 73,8% trong năm 2022 từ 67,5% của năm 2021. 

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 208 yen/kg, tăng 0,95% (tương đương 2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh lên mức 12.430 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,57% (tương đương 70 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), vào tháng 12/2022, sản lượng cao su tự nhiên của nước này tăng 8,9% lên 30.556 tấn từ mức 28.048 tấn vào tháng 11/2022, song lại giảm 26,7% so với mức 41.690 tấn vào tháng 12/2021, The Malaysian Reserve đưa tin.

Sản lượng cao su tự nhiên vào tháng 12/2022 của Malaysia chủ yếu đến từ phân khúc hộ sản xuất nhỏ (chiếm 86,7%), tiếp theo mới đến phân khúc đồn điền (chiếm 13,3%).

Trong tháng 12/2022, xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia đạt 48.797 tấn, giảm 4,2% so với mức 50.927 tấn được ghi nhận trong tháng 11/2022. 

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên chính của Malaysia, chiếm 47,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2022. Tiếp theo là Đức (4,2%), Mỹ (4,2%), Iran (4,1%) và Brazil (2,6%). 

Phân tích giá trung bình hàng tháng cho thấy, mủ cô đặc ghi nhận mức giảm 0,5% xuống 470,21 sen/kg vào tháng 12/2022 từ mức 472,58 sen/kg vào tháng 11/2022.

Trong khi đó, giá cao su phế liệu tăng 4% lên 461,2 sen/kg vào tháng 12/2022 từ mức 443,36 sen/kg vào tháng 11/2022.

Kết quả hoạt động của quý IV/2022 cho thấy, sản lượng cao su tự nhiên giảm 18,5% xuống 90.399 tấn từ mức 110.969 tấn trong quý III/2022. 

Hiệu suất sản xuất cao su tự nhiên của Malaysia trong quý IV/2022 giảm 21,6% so với mức 115.310 tấn cùng kỳ năm 2021. Hiệu suất tổng thể vào năm 2022 đạt 377.047 tấn, giảm 19,7% so với mức 469.669 tấn vào năm 2021.

Thảo Vy