|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 23/2: Bất ngờ tăng mạnh, chạm mốc 48.000 đồng/kg

06:31 | 23/02/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (23/2) tăng mạnh 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Thị trường nội địa hiện đã chứng kiến mức giá cao nhất lên đến 48.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 24/2

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 11h, giá cà phê hôm nay tăng 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, khu vực Tây Nguyên đang ghi nhận khoảng giá 47.600 - 48.000 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng tăng 2.000 đồng/kg lên mức 47.600 đồng/kg.

Tiếp đó là tỉnh Gia Lai với mức giá 47.900 đồng/kg sau khi tăng 1.500 đồng/kg.

Tương tự, giá thu mua tại Đắk Lắk và Đắk Nông cùng tăng 1.500 đồng/kg, hiện đạt mức 48.000 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

48.000

+1.500

Lâm Đồng

47.600

+2.000

Gia Lai

47.900

+1.500

Đắk Nông

48.000

+1.500

Tỷ giá USD/VND

23.660

+150

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 23/2. (Tổng hợp: Thảo Vy)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 2.205 USD/tấn sau khi tăng 3,38% (tương đương 72 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 193,35 US cent/pound, tăng 1,84% (tương đương 3,5 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Mới đây, Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil (CONAB) dự báo sản lượng của Brazil trong năm 2023 sẽ đạt 54,9 triệu bao, tăng 7,9% so với năm 2022.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự báo ở mức 37,4 triệu bao, tăng 14,4%. Ngược lại, robusta dự kiến sẽ giảm 3,8% xuống 17,5 triệu bao.

Ngoài ra, đồng real Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng so với đồng USD có thể thúc đẩy các nhà sản xuất cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra trong thời gian tới.

Các nhà phân tích cho rằng giá có thể đảo chiều một khi các nước đẩy mạnh bán ra, đặc biệt là Brazil.

Khác với Brazil, một số nơi ghi nhận sản lượng giảm. Đối với Colombia, sự sụt giảm vẫn chủ yếu liên quan đến điều kiện sản xuất không thuận lợi.

Mưa lớn kéo dài do hiện tượng La Niña đã khiến sản lượng cà phê tháng 12 của Colombia giảm 29%, đây là tháng sụt giảm thứ tư liên tiếp của nước này, kéo theo đó là nguồn cung dành cho xuất khẩu giảm.

Tương tự là tại Peru, mưa diễn ra liên tục khiến thời gian thu hoạch kéo dài và cản trở quá trình phơi sấy. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nguồn cung cà phê kể từ đầu vụ 2022 - 2023.

Thảo Vy