|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/2: Tăng 300 đồng/kg, vượt mốc 46.000 đồng/kg

06:20 | 22/02/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (22/2) đồng loạt tăng 300 đồng/kg tại thị trường nội địa. Hiện tại, giá thu mua tại các tỉnh trọng điểm đang dao động trong khoảng 45.300 - 46.300 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 23/2

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h30, giá cà phê hôm nay tăng 300 đồng/kg so với hôm qua.

Ghi nhận cho thấy, các tỉnh trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên đang có giá trong khoảng 45.300 - 46.300 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 45.300 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng.

Ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông hiện thu mua cà phê với cùng mức giá là 46.300 đồng/kg.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

46.300

+300

Lâm Đồng

45.300

+300

Gia Lai

46.300

+300

Đắk Nông

46.300

+300

Tỷ giá USD/VND

23.510

-20

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 22/2. (Tổng hợp: Thảo Vy)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê duy trì đà đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 2.111 USD/tấn sau khi tăng 0,86% (tương đương 18 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 189,85 US cent/pound, tăng 2,21% (tương đương 4,1 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu dự báo tăng 6,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), chủ yếu là do cây cà phê arabica của Brazil bước vào năm được mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần.

Theo đó, USDA dự báo sản lượng cà phê arabica của Brazil sẽ tăng 3,4 triệu bao lên 39,8 triệu bao. Phần lớn các khu vực sản xuất đang trong năm được mùa của chu kỳ sản xuất hai năm một lần, dẫn đến triển vọng năng suất cao hơn cho vụ tới. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần 50 triệu bao trong vụ mùa 2020-2021 và 2018-2019.

Cây cà phê arabica tại nhiều vùng sản xuất của Brazil đang phục hồi sau đợt sương giá nghiêm trọng vào tháng 6/2021 và tháng 7/2021 cũng như nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình cho đến tháng 9/2021.

Vụ thu hoạch cà phê robusta của Brazil cũng được dự báo đạt kỷ lục 22,8 triệu bao trong vụ 2022- 2023, tăng hơn 1,1 triệu bao so với niên vụ trước.

Sự gia tăng này xuất phát từ điều kiện thời tiết thuận lợi và quản lý cây trồng tốt đã hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển trái cà phê ở vùng trồng trọt chính của bang Espirito Santo. Ngoài ra, diện tích thu hoạch tăng nhẹ cũng góp phần vào mức tăng dự kiến của robusta.

Như vậy, tổng sản lượng cà phê arabica và robusta của Brazil sẽ tăng khoảng 4,5 triệu bao so với niên vụ trước lên 62,6 triệu bao trong vụ 2022-2023. Song, xuất khẩu dự kiến sẽ giảm khoảng 2,6 triệu bao xuống còn 33 triệu bao do nhiều nước tăng sử dụng hàng tồn kho.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thảo Vy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.