|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 24/2: Gia Lai tăng 500 đồng/kg, cao su TOCOM giảm trở lại

06:44 | 24/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (24/2) nhìn chung ổn định tại phần lớn địa phương. Riêng chỉ có Gia Lai là ghi nhận mức tăng nhẹ 500 đồng/kg so với hôm qua. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm hơn 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 25/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa hôm nay dao động trong khoảng 64.500 - 67.000 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai là địa phương duy nhất điều chỉnh giá so với hôm qua, tăng 500 đồng/kg lên mức 64.500 đồng/kg, ngang bằng với Đồng Nai.

Các địa phương khác không ghi nhận biến động về giá trong hôm nay. Theo đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua hồ tiêu với mức 65.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

65.500

-

Gia Lai

64.500

+500

Đắk Nông

65.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

67.000

-

Bình Phước

66.000

-

Đồng Nai

64.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 23/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 22/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.613 USD/tấn, tăng 0,19%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/2

Ngày 23/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.606

3.613

0,19

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.091 USD/tấn, tăng 0,21%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 22/2

Ngày 23/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.078

6.091

0,21

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Giá hồ tiêu liên tục giảm trong năm 2022 đã tác động không nhỏ đến việc đầu tư, chăm sóc của người nông dân đối với loại cây này. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sâu bệnh, giá vật tư, phân thuốc, nhân công vẫn ở mức cao cũng tác động tới lợi nhuận người nông dân.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, sản lượng hồ tiêu năm 2022 khoảng 175.000 tấn. Hiện, nhiều tỉnh đang thu hoạch vụ tiêu 2023 và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 4 với sản lượng khoảng 180.000 - 185.000 tấn, tăng 5% so với năm 2022. 

Một số vùng của Đắk Nông năm ngoái bị ảnh hưởng bởi mưa sớm nên cây tiêu không kịp phân hóa mầm hoa, ảnh hưởng tới năng suất năm nay.

Ngược lại, có một số vùng ở Đắk Nông cho sản lượng thu hoạch tốt hơn so với năm ngoái. Vụ mùa cũng tương đối khả quan ở Cư Kuin - Đắk Lắk và Đắk Đoa ở Gia Lai. 

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 207,6 yen/kg, giảm 1,14% (tương đương 2,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được ghi nhận ở mức 12.450 nhân dân tệ/tấn, không đổi so với giao dịch trước đó.

Sản lượng cao su tăng ở Bangladesh đang giúp các nhà sản xuất lốp xe địa phương cắt giảm sự phụ thuộc của nước này vào việc nhập khẩu sản phẩm được sử dụng trong sản xuất xe đạp, xe máy, xe ba bánh và xe lôi truyền thống,The Daily Star đưa tin.

Theo Ủy ban Cao su Bangladesh, 67.939 tấn cao su thô đã được sản xuất vào năm ngoái, tăng 58% so với con số 43.000 tấn vào năm 2021, nhờ sự gia tăng số lượng vườn và diện tích canh tác.

Những người trồng cao su đánh giá quy mô của thị trường cao su thô địa phương hiện ở mức 1.020 crore taka. Cả nhà sản xuất và nhà chế biến đều được hưởng lợi từ việc tăng sản lượng.

Ông Luthful Bari, Giám đốc điều hành của Meghna Group - một trong những công ty sử dụng cao su lớn tại Bangladesh, cho biết: “Điều này là do người trồng có thể bán sản phẩm của họ trong khi các nhà chế biến không cần phải nhập khẩu cao su thô”.

Ông Bari cho biết, các nhà sản xuất địa phương có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu về lốp xe đạp, xe máy, xe ba bánh, xe lôi truyền thống và xe thương mại hạng nhẹ. Đất nước này chỉ phụ thuộc vào việc nhập khẩu lốp xe cho các phân khúc vừa nêu vào 12 năm trước.

Tuy nhiên, Bangladesh vẫn cần mua lốp xe tải, xe buýt và xe khách từ các thị trường bên ngoài.

Meghna Innova Rubber sẽ bắt đầu sản xuất lốp cho xe thương mại và xe khách trong thời gian ngắn khi nhà máy của công ty đã sẵn sàng đi vào hoạt động.

Ông Bari cho biết đang tìm kiếm sự hỗ trợ chính sách từ chính phủ để phát triển và bảo vệ ngành công nghiệp cao su địa phương. Ông lấy dẫn chứng từ Ấn Độ.

"Tại Ấn Độ, việc nhập khẩu lốp xe bị cấm do các nhà sản xuất địa phương có khả năng sản xuất lốp xe chất lượng cao. Các công ty toàn cầu cũng đã đầu tư vào ngành sản xuất lốp xe ở nước láng giềng".

Thảo Vy