Giá tiêu hôm nay 21/7: Đồng loạt chững lại, cao su SHFE giảm dưới 0,5%
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 22/7
Theo khảo sát, giá tiêu được ghi nhận trong khoảng 67.000 - 70.500 đồng/kg, không có thay đổi so với hôm qua.
Ghi nhận cho thấy, mức giá thấp nhất hiện tại là 67.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai.
Song song đó, ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 68.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ghi nhận ổn định ở mức 69.500 đồng/kg và 70.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
68.000 |
- |
Gia Lai |
67.000 |
- |
Đắk Nông |
68.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
70.500 |
- |
Bình Phước |
69.500 |
- |
Đồng Nai |
68.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 20/7 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 19/7 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.736 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 19/7 |
Ngày 20/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.736 |
3.736 |
0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.468 USD/tấn, tăng 0,01%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 19/7 |
Ngày 20/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.467 |
6.468 |
0,01 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo trang commodityonline, giá hạt tiêu Ấn Độ có xu hướng tăng tại các tỉnh trọng điểm tại thị trường trong nước trước mùa lễ hội sắp tới. Có thể thấy, nhu cầu đối với hạt tiêu đen đang tăng lên dẫn đến việc giá tăng cao hơn.
Theo đó, giá tiêu tại thị trường cảng Kochi hiện đang dao động trong khoảng 490-500 rupee/kg.
Song song đó, các loại hồ tiêu sẫm và đậm hơn từ thị trường Wayanad và Kodagu đang có giá cao hơn khoảng 520-525 rupee/kg. Hiện tại, các đại lý đang giữ lại hàng hóa với dự đoán giá sẽ tăng thêm.
Ngoài ra, việc mùa xoài bắt đầu muộn cũng làm tăng nhu cầu hạt tiêu từ ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm muối chua.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu bất hợp pháp hạt tiêu Brazil vào thị trường nội địa, cùng với những lo ngại về nhiễm khuẩn Salmonella đang tạo ra một mối đe dọa cho thị trường hồ tiêu tại Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hạt tiêu xuất xưởng từ các kho của sàn giao dịch National Commodity and Derivatives Exchange (NCDEX), vốn đã bị giữ lại do vấn đề tranh chấp pháp lý, hiện đang được bán trực tiếp cho các đại lý trên thị trường sơ cấp.
Hơn nữa, những cơn mưa không ngớt ở Kerala đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng nông dân trồng tiêu vì tình hình thời tiết này có thể làm hỏng dây leo hồ tiêu và có khả năng ảnh hưởng đến vụ mùa năm nay dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 12. Trước đó, sản lượng hồ tiêu được ghi nhận ở mức 65.000 tấn vào năm ngoái.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2023 đạt mức 200 yen/kg, tăng 0,25% (tương đương 0,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.125 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,12% (tương đương 15 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý I/2023, EU chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, lượng nhập khẩu từ các thị trường nội khối và ngoại khối đều giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, EU đã nhập khẩu 364,31 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001) từ các thị trường trên thế giới trong quý I/2023, với trị giá 634,28 triệu EUR (tương đương 691,37 triệu USD), giảm 10,4% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo ghi nhận, cao su tự nhiên được nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường ngoại khối. Trong đó, Bờ Biển Ngà, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam là 5 thị trường ngoại khối lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho EU. Ngoại trừ Bờ Biển Ngà và Malaysia, nhập khẩu từ các thị trường này đều sụt giảm trong quý I/2023.
Việt Nam là thị trường ngoại khối cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho EU, với 21,43 nghìn tấn, trị giá 30,2 triệu EUR (tương đương 32,91 triệu USD), giảm 8,1% về lượng và giảm 30,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 1,6%, cao hơn so với mức 1,54% của quý I/2022.