|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 21/7: Giảm 1.200 đồng/kg, cao nhất 65.700 đồng/kg

06:32 | 21/07/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (21/7) tại thị trường trong nước giảm 1.200 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất là 65.700 đồng/kg, được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 22/7

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 10h00, giá cà phê hôm nay giảm 1.200 đồng/kg. 

Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 64.900 - 65.700 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 64.900 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai 65.300 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.500 đồng/kg.

Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.700 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Thị trường

Trung bình

Thay đổi

Đắk Lắk

65.500

-1.200

Lâm Đồng

64.900

-1.200

Gia Lai

65.300

-1.200

Đắk Nông

65.700

-1.200

Tỷ giá USD/VND

23.440

+5

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank 

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 21/7. (Tổng hợp: Anh Thư)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2023 được ghi nhận tại mức 2.536 USD/tấn sau khi giảm 2,61% (tương đương 68 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 9/2023 tại New York ở mức 158,05 US cent/pound sau khi tăng 1,64% (tương đương 2,55 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao. Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. 

Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21% vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán.

Còn với Peru, thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu. Bên cạnh đó, năm ngoái, lượng xuất khẩu cà phê của nước này cao đột biến dẫn đến tồn kho gối sang vụ hiện tại không còn nhiều. 

ICO ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 vào khoảng 171,3 triệu bao trong khi tiêu thụ ở mức 178,5 triệu bao, với dự báo này thị trường cà phê thế giới có thể thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ hiện tại.

Niên vụ 2022-2023, sản lượng cà phê arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao. Sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2022-2023 giảm 2,7 triệu bao xuống 170 triệu bao. Trong đó, sản lượng từ Colombia giảm 1,3 triệu bao xuống 11,3 triệu bao do mưa nhiều, gây ảnh hưởng đến năng suất.

Sản lượng của Honduras giảm 600.000 bao xuống còn 5,4 triệu bao do bệnh rỉ sắt trên cây cà phê gây ảnh hưởng đến sản lượng.

Còn tại Indonesia, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) dự kiến sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm tới 20% trong năm 2023 so với vụ trước, xuống còn 9,6 triệu bao do thời tiết mưa nhiều tại các khu vực trồng trọt chính. Indonesia hiện là nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết El Nino, dự kiến sẽ phát triển trên toàn cầu vào nửa cuối năm nay cũng gây rủi ro cho cà phê robusta nhiều hơn so với arabica. 

Hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê robusta. Các nhà phân tích và chuyên gia thời tiết cho biết, hai quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil có thể bị thiệt hại về năng suất nếu hiện tượng El Nino phát triển mạnh. 

Tồn kho cà phê thế giới niên vụ 2022-2023 được USDA dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 31,6 triệu bao.

Anh Thư

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.