Giá cà phê hôm nay 22/7: Quay đầu tăng cao nhất 1.300 đồng/kg
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 23/7
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo ghi nhận tại giacaphe.com vào lúc 6h50, giá cà phê hôm nay tăng 1.200 - 1.300 đồng/kg.
Trong đó, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.200 - 66.900 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.200 đồng/kg, tăng 1.300 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai 66.500 đồng/kg sau khi tăng 1.200 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.700 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.900 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi |
Đắk Lắk |
66.700 |
+1.200 |
Lâm Đồng |
66.200 |
+1.300 |
Gia Lai |
66.500 |
+1.200 |
Đắk Nông |
66.900 |
+1.200 |
Tỷ giá USD/VND |
23.480 |
0 |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2023 được ghi nhận tại mức 2.602 USD/tấn sau khi tăng 2,60% (tương đương 66 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2023 tại New York ở mức 161,85 US cent/pound sau khi tăng 2,4% (tương đương 3,8 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
Trong tháng 5, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ tiếp tục giảm 11,5% xuống còn 3,5 triệu bao, chủ yếu do tổng xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất chính của khu vực là Brazil, Colombia và Peru giảm 12,3%.
Trong đó, Brazil và Colombia có lượng xuất khẩu giảm lần lượt là 12,2% và 10,6%, xuống còn 2,5 triệu và hơn 0,8 triệu bao. Sự không sẵn có của nguồn cung là lý do chính đằng sau sự sụt giảm trong xuất khẩu ở cả hai quốc gia này.
Mưa lớn đã khiến sản lượng của Colombia giảm 21% vào tháng 5, trong khi nguồn cung của Brazil tương đối eo hẹp sau hai năm liên tiếp thu hoạch dưới mức trung bình, đặc biệt là niên vụ 2022-2023 bị ảnh hưởng bởi sương giá và hạn hán.
Còn với Peru, xuất khẩu cà phê của nước này tiếp tục sụt giảm mạnh 24,9% do thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu. Bên cạnh đó là khối lượng xuất khẩu cao bất thường của cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 5/2022 xuất khẩu cà phê của Peru tăng 54,7% lên 137.948 bao, trong khi khối lượng xuất khẩu trung bình của tháng 5 giai đoạn 2014 - 2021 là 97.969 bao và con số 103.649 bao đạt được vào tháng 5/2023 vẫn cao hơn 5,7% so với mức trung bình.
Xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi cũng giảm 7,2% trong tháng 5 và giảm 5,8% trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 8,1 triệu bao. Bờ Biển Ngà và Ethiopia là những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của khu vực, với tổng lượng xuất khẩu của hai nước giảm 19,4% xuống 0,45 triệu bao trong tháng 5.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ khu vực Trung Mỹ và Mexico trong tháng 5 tăng 12,4% lên hơn 2,1 triệu bao. Đây đã là tháng tăng trưởng thứ ba trong tám tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại. Mặc dù vậy, tổng xuất khẩu cà phê của khu vực vẫn giảm nhẹ 2,1% trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 10 triệu bao.
Tại khu vực, xuất khẩu cà phê của Honduras tăng trưởng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 0,8 triệu bao, tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong tháng 5 kể từ mức tăng 80,4% đạt được vào năm 2000. Nguyên nhân là bởi mức nền so sánh thấp vào năm ngoái và một số hợp đồng giao hàng vào tháng 4 bị trì hoãn sang tháng 5.
Trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, Honduras đã xuất khẩu tổng cộng 3,6 triệu bao, tăng 7,5% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Riêng xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương tăng 13,1% lên 3,9 triệu bao trong tháng 5 và tăng 3,2% lên 31,7 triệu bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2022-2023. Chủ yếu là do xuất khẩu cà phê của Indonesia, nước sản xuất chính trong khu vực tăng mạnh 2,7 lần lên 0,6 triệu bao trong tháng 5.