|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 21/12: Tỉnh Bình Phước giảm nhẹ 500 đồng/kg

06:00 | 21/12/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (21/12) có xu hướng đi ngang tại thị trường nội địa, riêng tỉnh Bình Phước giảm nhẹ 500 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 82.500 - 86.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch ghi nhận tăng với mức điều chỉnh dưới 2,5%.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu nằm trong khoảng 82.500 - 86.000 đồng/kg. Có thể thấy, hầu hết các tỉnh trọng điểm trong nước duy trì giá ổn định, duy chỉ có tỉnh Bình Phước điều chỉnh giá giảm nhẹ 500 đồng/kg.

Cụ thể, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất là 82.500 đồng/kg và Đồng Nai có giá cao hơn một chút là 83.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nông dân đang thu mua hồ tiêu với mức giá là 85.500 đồng/kg.

Song song đó, giá tiêu hôm nay tại ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước đang ghi nhận cùng mức là 86.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

86.000

-

Gia Lai

82.500

-

Đắk Nông

86.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

85.500

-

Bình Phước

86.000

-500

Đồng Nai

83.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 20/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giảm 0,05% so với ngày 19/12.

Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 19/12

Ngày 20/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.870

3.868

-0,05

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.000

3.000

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok giảm 0,05% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 19/12

Ngày 20/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.074

6.071

-0,05

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo Báo Gia Lai Online, Cách đây khoảng chục năm, vào thời hoàng kim của cây hồ tiêu, số lượng tỷ phú nông dân ở “vương quốc” hồ tiêu Chư Sê và Chư Pưh lên đến con số kỷ lục.

Theo ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, khi đó, ở 2 huyện này có không dưới 400 tỷ phú.

Đặc biệt, ở các xã Ia Blang (huyện Chư Sê) và Ia Blứ (huyện Chư Pưh), ra ngõ là gặp... tỷ phú. Có người thu nhập 3-4 tỷ đồng/năm, cũng có người thu gấp đôi con số này. Còn số hộ thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm thì đếm không xuể.

Còn nhớ thời điểm năm 2014, cây hồ tiêu mang lại thu nhập rất cao cho nông dân. Đặc biệt, bắt đầu từ giữa tháng 7-2014, giá hồ tiêu vọt lên chóng mặt, đạt ngưỡng 190 ngàn đồng/kg, rồi đến năm 2016 có thời điểm còn lên tới 230 ngàn đồng/kg.

Nhiều hộ dân nhanh chóng trở thành tỷ phú, trong đó dẫn đầu là các ông Nguyễn Văn Luyến (xã Ia Blang), Đào Tiến Tình, Nguyễn Văn Quéo (thị trấn Chư Sê), Võ Ngọc Hoàng (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) nổi tiếng với danh hiệu “tỷ phú hồ tiêu” khi có mức thu nhập từ 3 tỷ đồng đến gần 10 tỷ đồng/năm.

Nhắc đến tên ông Đào Tiến Tình thì cả huyện Chư Sê có lẽ không mấy ai không biết. Khởi nghiệp cùng số tiền dành dụm ít ỏi cộng với khoản vay ngân hàng 15 triệu đồng, ông mua 3 sào đất trồng 700 gốc hồ tiêu.

Sau nhiều năm kiên trì tích góp mở rộng diện tích, ông sở hữu đến 25 ha. Thời điểm giá hồ tiêu dao động ở mức 170-230 ngàn đồng/kg, ông thu nhập mỗi năm trên dưới chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Riêng niên vụ 2013-2014, vườn hồ tiêu của gia đình ông đạt sản lượng kỷ lục, lên đến 60 tấn, lại trúng thời điểm giá trên 200 ngàn đồng/kg.

Đang như diều gặp gió, ông Tình không thể tin nổi vào kết cục chỉ 2 năm sau đó, nhiều diện tích hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm, giá giảm sâu rồi cả vườn hồ tiêu bị xóa sổ.

Nhiều năm liền được biểu dương là nông dân làm kinh tế giỏi, ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang) cũng không ngờ “giấc mộng” hồ tiêu quá ngắn ngủi.

Nhớ lại thời điểm huy hoàng, ông Dũng cho biết: Trước năm 2007, khi vườn hồ tiêu chưa bị xóa sổ, gia đình ông có đến 15 ngàn trụ, có năm đạt sản lượng trên 42 tấn hạt tiêu khô. Cuộc sống khá giả, thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm, tất cả đều nhờ vào hồ tiêu.

Bắt đầu trồng hồ tiêu từ năm 1997, ông Trần Bá Chiến (thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cũng chưa bao giờ nghĩ có ngày gặp “đại nạn” với loại cây trồng từng giúp mình có của ăn của để. Có thời điểm, gia đình ông sở hữu trên 5 ngàn trụ hồ tiêu, cho thu nhập vài tỷ đồng mỗi vụ.

Đầu năm 2017, vườn hồ tiêu bạt ngàn mà ông dày công chăm sóc lụi dần, những dây tiêu cháy đen dính chặt vào thân trụ mặc mọi nỗ lực cứu chữa. Chỉ trong thời gian ngắn, vườn hồ tiêu xanh mướt của gia đình ông chỉ còn trơ lại những hàng trụ.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2023 đạt mức 238 yen/kg, tăng 2,41% (tương đương 5,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2024 được điều chỉnh lên mức 13.600 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,23% (tương đương 165 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo Bangkok Post, một số người tham gia thị trường dự báo sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan năm 2023 có thể giảm 8-10% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020, do mưa lớn và biên lợi nhuận cực thấp đã hạn chế hoạt động khai thác tại quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới này

Tính trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su tự nhiên (không bao gồm cao su hỗn hợp) của Thái Lan đạt 2,25 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, xuất khẩu cao su tiêu chuẩn đạt 1,28 triệu tấn, giảm 11%; Xuất khẩu cao su hun khói đạt 296 nghìn tấn, giảm 23%; Xuất khẩu mủ cao su đạt 655 nghìn tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, xuất khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc đạt 881 nghìn tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022 (tổng xuất khẩu cao su tiêu chuẩn sang Trung Quốc đạt 582 nghìn tấn, tăng 32%; tổng xuất khẩu cao su hun khói sang Trung Quốc đạt 65 nghìn tấn, tăng 12%; tổng lượng mủ cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 235 nghìn tấn, giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022).

Trong khi đó, Thái Lan cũng xuất khẩu được 1,38 triệu tấn cao su hỗn hợp trong 10 tháng năm 2023, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu cao su hỗn hợp sang Trung Quốc đạt 1,36 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022.

Song song đó, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Bờ Biển Ngà đạt 1,28 triệu tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường xuất khẩu cao su chính của Bờ Biển Ngà là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Ấn Độ, Đức…, ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình An

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.