|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 20/10: Chững lại trên diện rộng; cao su SHFE tăng nhẹ

07:38 | 20/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (20/10) đồng loạt đi ngang sau khi đã giảm 1.000 đồng/kg vào hôm qua. Hiện, giá thu mua nội địa đang dao động trong khoảng 58.500 - 61.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn TOCOM tăng nhẹ dưới 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 21/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định tại các tỉnh trọng điểm trong nước trong hôm nay.

Ghi nhận cho thấy, thị trường nội địa đang giao dịch hồ tiêu trong khoảng 58.500 - 61.000 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt có mức giá là 58.500 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì giá thu mua hồ tiêu tại mức 59.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức tương ứng là 60.500 đồng/kg và 61.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

59.500

-

Gia Lai

58.500

-

Đắk Nông

59.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

61.000

-

Bình Phước

60.500

-

Đồng Nai

59.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 19/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 18/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.689 USD/tấn, giảm 0,16%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 18/10

Ngày 19/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.695

3.689

-0,16

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.600

2.600

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.971 USD/tấn, giảm 0,15%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 18/10

Ngày 19/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.980

5.971

-0,15

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới với năng suất hơn 1.200 kg/ha canh tác, chiếm gần 30% sản lượng thế giới và 50% xuất khẩu toàn cầu, theo Bộ Công thương Việt Nam.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp tăng từ 37,61% năm 2020 lên 40,81% năm 2021. Pháp là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu Âu (sau Đức, Hà Lan và Anh).

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu sang Pháp đạt 2.169 tấn, giảm 49,3% so với cùng kỳ năm 2021.

VPA đánh giá, khi khủng hoảng kinh tế lắng xuống, thị trường Pháp vẫn sẽ tiếp tục là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của doanh nghiệp hồ tiêu việt Nam, bởi thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Pháp mới chỉ chiếm 10% tổng thị phần xuất khẩu sang EU.

Tiềm năng là thế, song để các sản phẩm tiêu của Việt Nam có thể được bày bán trên các kệ siêu thị ở Pháp như mặt hàng gạo, theo VPA, các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vẫn phải tiếp tục nâng cao chất lượng khi thị trường EU đang ngày càng tăng rào cản kỹ thuật.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến thương mại, khảo sát nhu cầu, tiêu thụ cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Pháp nhằm đẩy mạnh hồ tiêu vào thị trường này, nâng mức tỷ lệ xuất hồ tiêu đã qua chế biến.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 228 yen/kg, không đổi so với phiên trước đó tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh lên mức 11.720 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,09% (tương đương 10 nhân dân tệ).

Vào hôm thứ Ba (18/10), giá cao su tự nhiên đã giảm trên các thị trường chủ chốt của bang Kerala - nơi chiếm gần 70% sản lượng cao su của Ấn Độ, theo trang Informist Media.

Nguyên nhân là do tâm lý trong ngắn hạn vẫn yếu trong bối cảnh nhu cầu thấp từ các nhà dự trữ trong nước và người mua số lượng lớn, trong khi nguồn cung có khả năng tăng.

Ông John Joseph, chủ sở hữu của Chettiparaosystem Traders có trụ sở tại Ernakulam, cho biết: “Nguồn cung cao su tự nhiên có thể sẽ tăng do việc khai thác dự kiến sẽ tăng nhanh và duy trì cho đến tháng 1 năm sau”.

Hợp đồng cao su thiên nhiên kỳ hạn trên Sàn giao dịch Osaka của Nhật Bản giảm do đồng yen tăng giá so với đồng USD. Đồng nội tệ Nhật Bản vững chắc khiến cao su bằng đồng yen trở nên đắt đỏ đối với những người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. 

Sự suy yếu trong các hợp đồng dầu thô trên New York Mercantile Exchange cũng đã ảnh hưởng đến giá cao su. Giá cao su tự nhiên lấy tín hiệu từ dầu thô vì đây là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất cao su tổng hợp.

Song song đó, lo ngại về nhu cầu do các ca nhiễm COVID-19 tăng cao ở Trung Quốc - thị trường chiếm 42% nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu, cũng đang là yếu tố đè nặng lên giá cao su.

Thảo Vy