|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 18/10: Thị trường duy trì đi ngang; cao su SHFE giảm nhẹ

07:03 | 18/10/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (18/10) tiếp tục ổn định trong khoảng 59.500 - 62.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm nhẹ dưới 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 19/10  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Hiện tại, thị trường nội địa đang giao dịch hồ tiêu trong khoảng 59.500 - 62.000 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai đang là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 59.500 đồng/kg. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức 60.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì thu mua hồ tiêu với mức giá chung là 60.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định tại mức tương ứng là 61.500 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

60.500

-

Gia Lai

59.500

-

Đắk Nông

60.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

62.000

-

Bình Phước

61.500

-

Đồng Nai

60.000

-

Giá tiêu thế giới

 

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 17/10 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 14/10 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.692 USD/tấn, giảm 0,60%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/10

Ngày 17/10

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.714

3.692

-0,60

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.600

2.600

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.976 USD/tấn, giảm 0,59%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 14/10

Ngày 17/10

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.011

5.976

-0,59

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Tại Ấn Độ, những người trồng tiêu đen và hạt cau đã bị thiệt hại 1,26 lakh rupee do quyết định nhập khẩu của chính phủ. Đảng Aam Aadmi (APP) yêu cầu điều tra với cáo buộc vi phạm các luật như SAFEMA và FERA.

Ông Brijesh Kalappa, lãnh đạo cấp cao của AAP cho biết, Karnataka là nơi trồng loại hạt cau và hạt tiêu đen tốt nhất trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, chính phủ trung ương đã quyết định nhập khẩu hạt cau từ Bhutan qua Nepal và cũng đã lần đầu tiên cho phép nhập khẩu hạt cau đen từ Việt Nam qua Sri Lanka.

Trước quyết định này của chính phủ, người trồng các loại nông sản này không khỏi lo lắng khi trong nước có đủ sản lượng cau và tiêu đen để tiêu thụ nội địa.

Do vậy, ông Kalappa yêu cầu một mức thuế nhập khẩu cao, mang tính chất trừng phạt, được áp dụng đối với việc nhập khẩu hai sản phẩm này.

Ông bày tỏ sự khó hiểu khi Thủ tướng Modi nói về chủ đề “Sản xuất tại Ấn Độ” nhưng lại khuyến khích “phát triển ở nơi khác và nhập khẩu đến Ấn Độ” thay vì “phát triển ở Ấn Độ”, The New Indian Express đưa tin.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 222,9 yen/kg, không đổi so với phiên trước đó tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.685 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,64% (tương đương 75 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu các mặt hàng này đều giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021.

Trong thời gian này, Hàn Quốc nhập khẩu 242,34 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS: 4001), trị giá 452,1 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, nhập khẩu cao su tự nhiên chiếm 67,2% tổng lượng cao su nhập khẩu của Hàn Quốc.

Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Campuchia là 5 thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất cho Hàn Quốc.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ ba cho Hàn Quốc với 29,93 nghìn tấn, trị giá 56,44 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 12,4%, cao hơn so với mức 11,7% của 8 tháng đầu năm 2021.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc cũng nhập khẩu 101,72 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS: 4002), với trị giá 301,26 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Cộng hòa Séc và Mỹ là 5 thị trường cung cấp cao su tổng hợp lớn nhất cho Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2022.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong 8 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Cộng hòa Séc tăng; trong khi thị phần của Mỹ lại giảm.

Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy