|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 19/5: Dao động trong khoảng 151.000 – 153.000 đồng/kg

07:13 | 19/05/2025
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (19/5) tiếp tục được giao dịch ở mức 151.000 – 153.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, năm 2025, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã xác định cây tiêu là trọng tâm chính trong chương trình phát triển vùng trồng gia vị.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Ghi nhận trong sáng đầu tuần, giá tiêu tại các tỉnh thành sản xuất trọng điểm duy trì ổn định trong khoảng 151.000 – 153.000 đồng/kg.

Cụ thể, các thương lái tại hai tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua hồ tiêu với giá cao nhất là 153.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại các địa phương khác như Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước, giá giao dịch đứng ở mức 151.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 19/5

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

153.000

-

Gia Lai

151.000

-

Đắk Nông

153.000

-

Bà Rịa – Vũng Tàu

151.000

-

Bình Phước

151.000

-

Đồng Nai

151.000

-

 

 

Trên thị trường thế giới

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen của Indonesia ở mức 7.301 USD/tấn; tiêu đen Malaysia đạt 9.200 USD/tấn và tiêu đen Brazil loại ASTA 570 ở mức 6.800 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen vẫn được chào bán với giá 6.700 – 6.800 USD/kg đối với loại 500 g/l và 550 g/l.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 19/5 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.301

-

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.800

-

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

9.200

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.700

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

-

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia được báo giá ở mức 10.051 USD/tấn. Trong khi tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA lần lượt đứng ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 19/5 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

10.051

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.900

-

Tiêu trắng Việt Nam

9.700

-

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Theo nguồn tin từ báo chí Indonesia, gia vị đã trở thành một phần quan trọng trong lịch sử và bản sắc nông nghiệp của Indonesia. Các mặt hàng như hồ tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, quế và vani không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao đời sống nông dân.

Trong nỗ lực củng cố vị thế của Indonesia với tư cách là nhà sản xuất gia vị hàng đầu thế giới, chính phủ không ngừng thúc đẩy việc phát triển có định hướng các loại cây trồng chủ lực. Năm 2025, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã xác định cây tiêu là trọng tâm chính trong chương trình phát triển vùng trồng gia vị.

Điều này được ông Ir. Baginda Siagian, M.Si, Giám đốc Cây ngắn ngày và lâu năm thuộc Bộ Nông nghiệp, chia sẻ liên quan đến định hướng phát triển gia vị của Indonesia năm 2025. Ông cho biết năm nay, cây tiêu sẽ là trọng tâm chính trong chương trình phát triển gia vị quốc gia.

Theo ông Baginda, hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ năm mặt hàng gia vị chủ lực gồm: tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, quế và vani. Tuy nhiên, do hạn chế về ngân sách, việc phát triển vùng trồng mới sẽ chỉ tập trung vào cây tiêu.

“Năm nay chúng tôi tập trung vào cây tiêu. Nếu sau này có thêm ngân sách, chúng tôi có thể mở rộng sang các loại cây khác,” ông Baginda nói.

Ông cũng cho biết thêm rằng việc phát triển vùng trồng tiêu năm 2025 sẽ được thực hiện tại năm tỉnh: Bangka Belitung, Lampung, Tây Kalimantan và Nam Sulawesi. Những khu vực này được đánh giá là có tiềm năng lớn để hỗ trợ tăng sản lượng tiêu quốc gia.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn canh tác cho các loại gia vị khác vẫn được tiếp tục. Công tác hỗ trợ này bao gồm tư vấn kỹ thuật, tập huấn và đồng hành cùng nông dân để duy trì và nâng cao năng suất.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục công tác hỗ trợ. Riêng việc phát triển vùng mới thì hiện tại chỉ tập trung vào tiêu,” ông giải thích.

Ông Baginda cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động nhiều bên cùng tham gia vào chương trình phát triển gia vị quốc gia, đặc biệt là ngoài ngân sách nhà nước. Ông kỳ vọng sự chủ động từ phía nông dân thông qua hình thức tự đầu tư cũng như vai trò của khu vực tư nhân sẽ là động lực chính thúc đẩy mở rộng canh tác.

“Hy vọng sẽ có thêm các nguồn vốn khác. Còn hiện tại, chúng tôi mong nông dân có thể tự lực và doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò lớn hơn,” ông kết luận.

Với chiến lược tập trung vào cây tiêu, chính phủ kỳ vọng sẽ tạo ra một chương trình phát triển có định hướng và bền vững. Khi hạ tầng và sự hỗ trợ dành cho cây tiêu được củng cố, việc phát triển sẽ tiếp tục mở rộng sang các loại gia vị khác trong tương lai.

Hoàng Hiệp