Giá tiêu hôm nay 16/5: Tăng trở lại tại Đắk Lắk và Đắk Nông
Cập nhật giá tiêu
Tại thị trường trong nước
Ghi nhận trong sáng nay, giá tiêu tại các tỉnh thành trọng điểm dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại hai tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, lên mức 152.000 đồng/kg. Tại Gia Lai, giá tiêu vẫn giữ ổn định ở mức 151.000 đồng/kg.
Ngược lại, khu vực Đông Nam Bộ ghi nhận mức điều chỉnh giảm so với ngày hôm trước. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg, về mức 151.000 đồng/kg. Riêng Bình Phước, giá tiêu được giao dịch ở mức 151.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 16/5 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
152.000 |
+1.000 |
Gia Lai |
151.000 |
- |
Đắk Nông |
152.000 |
+1.000 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
151.000 |
-1.000 |
Bình Phước |
151.000 |
-500 |
Đồng Nai |
151.000 |
-1.000 |

Trên thị trường thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Indonesia ở mức 7.238 USD/tấn, tăng nhẹ 0,19% (14 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước đó.
Ở các quốc gia sản xuất hàng đầu khác, giá tiêu nhìn chung vẫn ổn định. Tiêu Malaysia đang báo giá ở mức 9.200 USD/tấn; trong khi giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đứng ở mức thấp hơn là 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam vẫn duy trì trong khoảng 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 16/5 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.252 |
+0,19 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.800 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
9.200 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.700 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.800 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia tiếp tục tăng nhẹ 0,2% (20 USD/tấn), lên mức 9.983 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn không đổi ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 16/5 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
9.983 |
+0,20 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.900 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.700 |
- |
Cập nhật thông tin hồ tiêu
Trao đổi với Báo Công Thương, Ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cho biết theo số liệu sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại, tương ứng kim ngạch 36,7 triệu USD. So với tháng trước, lượng nhập khẩu tăng 15,1% và kim ngạch tăng 27,2%.
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu trong tháng này cũng gần bằng mức kỷ lục nhập khẩu cao nhất từ trước tới nay vào tháng 5/2021 là 5.747 tấn.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu 15.374 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 11.750 tấn và tiêu trắng đạt 3.624 tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 88,3 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2024 lượng nhập khẩu tăng 25,3%, trong khi kim ngạch tăng tới 104,8%.
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil đạt 8.155 tấn, tăng 33,1%; Indonesia đạt 4.288 tấn, tăng 207,8% và Campuchia đạt 1.906 tấn, giảm 49,3%.
Một số ý kiến cho rằng, đây là điều khác lạ bởi Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới, chiếm 50% trong tổng sản lượng toàn cầu. Nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập thêm một số lượng lớn từ các nước Đông Nam Á và Brazil.
Tuy nhiên, đây là một việc hết sức bình thường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu. Đây cũng là nguyên nhân giúp ngành xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam giữ vững “ngôi vị” xuất khẩu.
Hồ tiêu nhập khẩu cũng chủ yếu từ các nước trong vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, so sánh về chất lượng, hồ tiêu Brazil chất lượng không ngon bằng hồ tiêu Việt Nam nhưng có mức giá thấp hơn. Các đơn vị nhập khẩu sẽ phối trộn với hồ tiêu Việt và xuất khẩu. Tại các nước khác, họ cũng sẽ mua tiêu Việt Nam và Brazil về phối trộn trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Ông Bính cũng cho biết thêm rằng thị trường là câu chuyện dài. Hiện hồ tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất thô, tại các hàng trong các siêu thị nước ngoài, khó có thể tìm được lọ hồ tiêu hay gói hồ tiêu với thương hiệu “made in Viet Nam”.
Trong một hội nghị về hồ tiêu, tôi có gặp chuyên gia người Hà Lan và được chia sẻ: “Hồ tiêu Việt Nam chi phối 60% thị phần toàn cầu, tuy nhiên, ông có đi tìm tại các siêu thị ở châu Âu thì không thấy hồ tiêu ghi thương hiệu Việt Nam”. Với các sản phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng, hồ tiêu Việt Nam vẫn đang chưa có tên tuổi.