|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 13/5: Thị phần tiêu của Việt Nam tại Mỹ giảm

07:13 | 13/05/2025
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (13/5) tại thị trường trong nước tiếp tục được giao dịch ở mức 151.000 – 152.000 đồng/kg. Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong quý I đã giảm xuống còn 60,4% từ mức 76% của cùng kỳ.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Khảo sát cho thấy, giá tiêu sáng nay tiếp tục dao động trong khoảng 151.000 – 152.000 đồng/kg, đánh dấu ngày đi ngang thứ hai liên tiếp.

Cụ thể, tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ như Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, giá tiêu ghi nhận mức cao nhất là 152.000 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu được thu mua ở mức 151.500 đồng/kg. 

 

Còn tại các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai, giá thu mua phổ biến ở mức 151.000 đồng/kg. 

 

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 13/5

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

151.000

-

Gia Lai

151.000

-

Đắk Nông

151.000

-

Bà Rịa – Vũng Tàu

152.000

-

Bình Phước

151.500

-

Đồng Nai

152.000

-

 

 

Trên thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, giá tiêu cũng không ghi nhận biến động mới. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Indonesia và Malaysia đang được giao dịch ở mức 7.323 USD/tấn và 9.200 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 đạt 6.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam tiếp tục dao động trong khoảng 6.700 - 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l. 

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 13/5 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.323

-

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.800

-

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

9.200

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.700

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.800

-

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia đạt 9.918 USD/tấn. Trong khi giá tiêu trắng Việt Nam và tiêu trắng Malaysia ASTA lần lượt đứng ở mức 9.700 USD/tấn và 11.900 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 13/5 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.918

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.900

-

Tiêu trắng Việt Nam

9.700

-

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong tháng 3, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đạt 6.741 tấn, tăng 13,4% so với tháng trước và tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường cung cấp chính gồm: Việt Nam đạt 3.991 tấn, Indonesia đạt 1.515 tấn và Ấn Độ: 815 tấn.

Lũy tiến đến hết quý I, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đạt 21.586 tấn, trị giá gần 159 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và 66,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, Việt Nam là nhà cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho thị trường Mỹ trong quý đầu năm với khối lượng đạt 13.036 tấn, trị giá 98,5 triệu USD, so cùng kỳ giảm 13,6% về lượng nhưng tăng 38,4% về trị giá. Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ đã giảm xuống còn 60,4% từ mức 76% của cùng kỳ.

Các thị trường cung cấp lớn tiếp theo là Indonesia chiếm 20,9% thị phần đạt 4.522 tấn, tăng 241,7%; Ấn Độ chiếm 10,1% thị phần đạt 2.181 tấn và tăng 18,5% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, theo báo cáo của Ptexim, tuần trước, giá tiêu có xu hướng giảm từ đầu tuần do nhu cầu yếu và lo ngại gia tăng về căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi khi nhu cầu tăng trở lại.

Nhu cầu đã cải thiện tại EU, châu Á và Mỹ. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc đã bắt đầu mua trở lại, dù số lượng chưa nhiều. Mặc dù vậy, sau thu hoạch, nông dân gần như không chịu áp lực phải bán và được cho là sẽ tiếp tục tích trữ hàng trong thời gian tới.

Chỉ số container toàn cầu của Drewry giảm 1%, còn 2.076 USD cho mỗi container 40 feet trong tuần đến ngày 10/5. Mức này thấp hơn 80% so với đỉnh dịch COVID-19 nhưng vẫn cao hơn 46% so với mức trung bình trước dịch năm 2019.

Dự báo cho thấy giá cước sẽ ổn định hơn khi các hãng tàu điều chỉnh công suất để phản ứng với khối lượng đặt chỗ thấp từ Trung Quốc.

Hoàng Hiệp

Việt Nam - Mỹ công bố kết quả vòng đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng thứ 3
Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán và cơ bản thống nhất với những ý tưởng mà Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam đưa ra.