|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 1/8: Tăng nhẹ 500 đồng/kg; cao su biến động dưới 1%

07:41 | 01/08/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (1/8) quay đầu tăng trở lại sau khi đã đi ngang vào cuối tuần trước. Sau khi tăng 500 đồng/kg, giá thu mua hiện vào khoảng 70.500 - 74.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn tiếp tục tăng với mức điều chỉnh không quá 1%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 2/8  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg tại thị trường nội địa.

Cụ thể, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng ghi nhận mức giá là 70.500 đồng/kg.

Sau biến động, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện thu mua hồ tiêu với chung mức 71.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng lên mức tương ứng là 72.500 đồng/kg và 74.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

71.500

+500

Gia Lai

70.500

+500

Đắk Nông

71.500

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

74.000

+500

Bình Phước

72.500

+500

Đồng Nai

70.500

+500

Trong nửa đầu năm nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu tiêu của Brazil có nhiều biến động, khi chứng kiến sự giảm từ các thị trường tiêu thụ lớn trong năm ngoái như UAE, Mỹ, Ai Cập, Liên minh châu Âu EU (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia…)

Sự sụt giảm này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với riêng châu Âu - một thị trường xuất khẩu hàng đầu của Brazil, vấn đề hạn chế xuất khẩu chính là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên hồ tiêu.

Trong năm 2022, các lô hàng tiêu đen từ Brazil xuất khẩu vào EU sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận và kết quả phân tích chứng minh không có vi khuẩn salmonella.

Ngược lại, Việt Nam, nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới bất ngờ trở thành khách hàng lớn nhất của Brazil với khối lượng kỷ lục là 8.331 tấn, tăng mạnh 83,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngoài ra, một số nước khác cũng tăng nhập khẩu tiêu Brazil như: Ấn Độ (+47,2%), Morocco (+22,9%), Senegal (+29,9%),…

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 251,8 yen/kg, tăng 0,12% (tương đương 0,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh lên mức 12.285 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,94% (tương đương 115 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 226,99 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS: 4001), trị giá 438,6 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 25,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 với 53,42 nghìn tấn, trị giá 107 triệu USD, tăng 42,4% về lượng và tăng 50,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 23,5%, tăng mạnh so với mức 19,2% của cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm mạnh, trong khi thị phần cao su của Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Malaysia lại tăng.

Trong khi đó, Ấn Độ lại giảm nhập khẩu cao su tổng hợp (HS: 4002). Trong 5 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 215,87 nghìn tấn cao su tổng hợp, trị giá 545,76 triệu USD, giảm 18,4% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Ba Lan và Singapore là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ, trừ Ba Lan thì nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp chính cho Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Ba Lan và Singapore trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ tăng, trong khi thị phần cao su của Mỹ, Nhật Bản, Nga giảm.

Thị phần cao su tổng hợp của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 chỉ chiếm 0,27% trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy