|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang; cao su biến động trái chiều

07:17 | 15/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (15/9) chững lại trên diện rộng sau phiên giảm hôm qua. Hiện tại, thị trường nội địa đang ghi nhận khoảng giá 65.500 - 68.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn biến động không đồng nhất, với giá SHFE tăng hơn 2,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 16/9  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trở lại, không có thay đổi mới so với hôm qua.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 65.500 - 68.500 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai có giá lần lượt là 65.500 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì giao dịch với mức giá chung là 66.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định ở mức tương ứng là 67.000 đồng/kg và 68.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

66.500

-

Gia Lai

65.500

-

Đắk Nông

66.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

68.500

-

Bình Phước

67.000

-

Đồng Nai

66.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 14/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.136 USD/tấn, giảm 0,41%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.850 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

13/9

14/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.153

4.136

-0,41

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.850

2.850

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.542

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.498 USD/tấn, giảm 0,42%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

13/9

14/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.525

6.498

-0,42

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu thế giới trong thời gian tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ do nguồn cung từ Brazil được kỳ vọng đạt sản lượng tốt, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu bị chậm lại trong giai đoạn nửa cuối năm theo chu kỳ.

Thêm vào đó, căng thẳng chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, do đó áp lực lên giá càng gia tăng.

Mặc dù Sri Lanka đang bị vỡ nợ, thiếu nguyên vật liệu đang xảy ra sẽ gây khó khăn trong việc sản xuất, tuy nhiên những ngành xuất khẩu sẽ được ưu tiên để mang về ngoại tệ cho đất nước, do đó rất có thể hồ tiêu Sri Lanka được đẩy mạnh xuất khẩu kể cả lượng hàng tồn và giá thành có thể cạnh tranh hơn các nước khác.

Đặc biệt, việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách Zero COVID cứng rắn sẽ khiến cho nhu cầu của nước này chưa đạt mức như kỳ vọng. Mặc dù nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng trở lại, tuy nhiên đó có thể là lượng hàng có sẵn ở cửa khẩu. Giá khó có thể tăng khi sức mua của Trung Quốc vẫn ở mức thấp.

Tình trạng tắc nghẽn cảng ở châu Âu là vấn đề chính dẫn đến sự trì hoãn các lịch trình vận tải. Thiếu chỗ và container vẫn còn là vấn đề căng thẳng, đặc biệt là đối với các quốc gia xuất khẩu của Đông Nam Á.

Để tránh chậm giao hàng do tình trạng tắc nghẽn tại cảng trung chuyển, các chủ hàng có xu hướng đặt chỗ các tuyến trực tiếp. Theo DHL, dự kiến phụ phí BAF sẽ tăng khi các hãng vận tải bắt đầu thông báo phụ phí nhiên liệu khẩn cấp.

Hiện nay, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là một nhiệm vụ tất yếu quan trọng trong thời gian tới. Một trong những ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 214 yen/kg, giảm 1,11% (tương đương 2,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh lên mức 11.995 nhân dân tệ/tấn, tăng 2,61% (tương đương 305 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Từ đầu tháng 9/2022 đến nay, giá cao su trên thị trường châu Á chịu áp lực giảm do lo ngại nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại khi các biện pháp hạn chế để phòng chống COVID-19 tiếp tục được áp dụng.

Giá cao su giảm do thị trường lo ngại nhu cầu tại Trung Quốc chậm lại khi nước này đối mặt với khủng hoảng bất động sản và các đợt nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, các biện pháp hạn chế mới để phòng chống COVID-19 cũng đang làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu thụ.

Trong khi đó, nhập khẩu cao su của Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng 8/2022, ghi nhận tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 8/2022, Trung Quốc nhập khẩu 592,3 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), với trị giá 1,07 tỷ USD.

Con số này tăng 2,2% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với tháng 7/2022; so với tháng 8/2021 tăng 12% về lượng và tăng 10,1% về trị giá.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 4,56 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 8,55 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy