Giá tiêu hôm nay 16/9: Biến động nhẹ; cao su TOCOM tăng hơn 1%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 17/9
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang tại nhiều địa phương, song giảm 500 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 65.500 - 68.000 đồng/kg.
Trong đó, Gia Lai là địa phương có mức giá thấp nhất với 65.500 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Đồng Nai với mức 66.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì thu mua với mức giá chung là 66.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước cũng ổn định ở mức 67.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại là 68.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi giảm 500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
66.500 |
- |
Gia Lai |
65.500 |
- |
Đắk Nông |
66.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
68.000 |
-500 |
Bình Phước |
67.000 |
- |
Đồng Nai |
66.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 15/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.142 USD/tấn, tăng 0,14%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.850 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
14/9 |
15/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.136 |
4.142 |
0,14 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.850 |
2.850 |
0 |
Tiêu đen Ấn Độ ASTA |
6.547 |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.900 |
5.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.508 USD/tấn, tăng 0,15%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
14/9 |
15/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.498 |
6.508 |
0,15 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.600 |
7.600 |
0 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice thực hiện Chương trình “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững”.
Chương trình được triển khai tại 6 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản, Bù Đăng, Phú Riềng và Bù Gia Mập, thành lập và duy trì hoạt động của 60 câu lạc bộ với tổng số gần 2500 nông hộ tham gia, diện tích khoảng 2.470 hecta, sản lượng đạt 3.500 - 4.000 tấn.
Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ đào tạo tập huấn về kỹ thuật canh tác hồ tiêu bền vững, bộ nguyên tắc R.A theo tiêu chuẩn mới và tập huấn về canh tác hữu cơ. Mục tiêu hỗ trợ để các hộ dân sản xuất hiểu biết và đáp ứng các tiêu chí của tiêu chuẩn R.A, sản xuất đạt được chứng nhận chất lượng R.A.
Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam tiến hành thu mua toàn bộ sản phẩm hồ tiêu cho các nông hộ trong Chương trình với giá ưu đãi cao hơn so với giá thị trường.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đều được Công ty chi trả thêm phần lợi nhuận để khuyến khích nông dân về sản xuất an toàn tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với nông dân, theo sngv.binhphuoc.gov.vn.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 213,1 yen/kg, giảm 1,25% (tương đương 2,7 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 được điều chỉnh lên mức 11.935 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,17% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 7 tháng đầu năm 2022, Thái Lan xuất khẩu được 3,06 triệu tấn cao su (HS: 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 175,53 baht (tương đương 4,78 tỷ USD), tăng 8,3% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 49,24% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022, đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 83,75 tỷ baht (tương đương 2,28 tỷ USD), tăng 5,1% về lượng và tăng 21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2022, Thái Lan xuất khẩu được 1,98 triệu tấn cao su tự nhiên (HS: 4001), trị giá 111,17 tỷ baht (tương đương 3,03 tỷ USD), tăng 6,6% về lượng và tăng 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 29,4% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022 với 585,42 nghìn tấn, trị giá 31,24 tỷ baht (tương đương 851,74 triệu USD), giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc và Malaysia giảm; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ lại tăng.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Thái Lan cũng xuất khẩu được 967,88 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS: 4002), trị giá 57,63 tỷ baht (tương đương 1,57 tỷ USD), tăng 12,5% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 89,92% tổng lượng cao su tổng hợp xuất khẩu của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022, với 870,36 nghìn tấn, trị giá 51,25 tỷ baht (tương đương 1,39 tỷ USD), tăng 15,9% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ tăng; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản và Việt Nam giảm.