|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 13/9: Thị trường trầm lắng; cao su giảm nhẹ dưới 1%

07:17 | 13/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (13/9) tiếp tục đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Hiện tại, mức giá cao nhất vẫn là 69.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM và SHFE đều giảm nhẹ dưới 1%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 14/9  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp tục ổn định tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Hiện tại, thị trường nội địa đang ghi nhận khoảng giá 66.000 - 69.000 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai là địa phương có mức giá thấp nhất với 66.000 đồng/kg. Kế đó là tỉnh Đồng Nai với mức 66.500 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì giao dịch với mức giá chung là 67.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ổn định ở mức 67.500 đồng/kg và 69.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

67.000

-

Gia Lai

66.000

-

Đắk Nông

67.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

69.000

-

Bình Phước

67.500

-

Đồng Nai

66.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 12/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.159 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

9/9

12/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.157

4.159

0,05

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.532

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.535 USD/tấn, tăng 0,05%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

9/9

12/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.532

6.535

0,05

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Trong thời gian qua, tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá dầu tăng cao, lạm phát kinh tế,… khiến nhu cầu toàn cầu giảm, do đó lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước từ Việt Nam đều thấp hơn năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm sút do chính sách Zero COVID của nước này. Từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ hai thế giới với khoảng 50.000 - 60.000 tấn/năm, song trong 7 tháng đầu năm nay, nước này chỉ nhập chưa đến 7.000 tấn từ Việt Nam.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), một khó khăn nữa là rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ, điều kiện về dư lượng chất bảo vệ thực vật liên tục được đưa ra với mức thấp hơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức do thiếu thông tin về nhu cầu thị trường cũng như thông tin thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu, nhất là khu vực châu Phi.

Đơn cử hồi tháng 2/2022 khi Ai Cập thay đổi chính sách nhập khẩu, tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải mở L/C nhưng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không nắm được vấn đề này nên khi hàng đưa sang bị neo lại 2 - 3 tháng.

Đến thời điểm này, có doanh nghiệp cho biết họ bị kẹt rất nhiều container tại Ai Cập, chưa biết khi nào khách hàng thanh toán do nước này đang thiếu ngoại tệ để mở L/C, nhân lực ngân hàng thiếu nên doanh nghiệp Việt Nam phải xếp hàng chờ.

Trong khi đó, giá vật tư đầu vào tăng cao như thuốc, phân bón, nhân công, cước tàu, nhiên liệu,… đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và người nông dân.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 220,9 yen/kg, giảm 0,5% (tương đương 1,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.420 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,91% (tương đương 105 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ông Jom Jacob, nhà phân tích độc lập trong ngành cao su toàn cầu, cho biết, giá cao su tự nhiên tại Ấn Độ về cơ bản đã giảm đáng kể trong 4 tuần (tính đến ngày 26/8) do xu hướng giảm trên toàn cầu.

Thị trường Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn cung nội địa tốt hơn dự kiến ​​trong tháng 8 khi mưa gió mùa yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch không bị gián đoạn.

Một nguyên nhân khác là do lĩnh vực vận tải biển đã trở lại bình thường và giá cước vận tải biển giảm mạnh, khiến việc nhập khẩu cao su tự nhiên nhanh hơn và rẻ hơn.

Ông Jacob nói thêm, trong bối cảnh không chắc chắn và lo ngại về việc chậm trễ vận chuyển, các công ty lốp xe của Ấn Độ đã cắt giảm lượng hàng tồn kho cao su tự nhiên nhằm giảm chi phí tồn kho.

Ngoài vị thế cung cầu không thuận lợi, một số yếu tố không cơ bản đang tác động đến tâm lý thị trường toàn cầu, bao gồm căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc - Đài Loan, và sự không chắc chắn phát sinh từ cuộc chiến Nga - Ukraine kéo dài.

Ngoài ra, các đợt phong tỏa do COVID-19 không hồi kết ở một số khu vực của Trung Quốc, sự mạnh lên của đồng USD lên mức cao nhất gần hai thập kỷ và sự suy yếu liên tục của các đồng tiền của các nước xuất khẩu cao su tự nhiên cũng là những nguyên nhân tác động đến thị trường cao su.

Cao su giá rẻ có xuất xứ từ Bờ Biển Ngà và các nước châu Phi khác cũng bắt đầu tác động đến thị trường cao su tự nhiên của Ấn Độ và thu nhập của người trồng.

Các công ty săm lốp của Ấn Độ đang tìm nguồn cung ứng cao su tự nhiên từ Bờ Biển Ngà, nơi giá TSR thấp hơn 5 - 12% so với các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn ở Đông Nam Á, theo The Hindu Business Line.

Thảo Vy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.