Giá tiêu hôm nay 12/9: Chững lại tại các tỉnh; cao su SHFE giảm gần 1%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 13/9
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước.
Hiện tại, thị trường nội địa đang ghi nhận khoảng giá 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt thu mua hồ tiêu với mức 66.000 đồng/kg và 66.500 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì giao dịch với mức giá chung là 67.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định ở mức tương ứng là 67.500 đồng/kg và 69.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
67.000 |
- |
Gia Lai |
66.000 |
- |
Đắk Nông |
67.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
69.000 |
- |
Bình Phước |
67.500 |
- |
Đồng Nai |
66.500 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 9/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.157 USD/tấn, tăng 0,38%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
8/9 |
9/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.141 |
4.157 |
0,38 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.900 |
2.900 |
0 |
Tiêu đen Ấn Độ ASTA |
N/A |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.900 |
5.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.532 USD/tấn, tăng 0,40%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
8/9 |
9/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.506 |
6.532 |
0,40 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.600 |
7.600 |
0 |
Nhận định về thị trường tiêu toàn cầu trong thời gian tới, bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, cho rằng thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III năm nay.
Điều này diễn ra khi thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp.
Đại diện của IPC cũng cho biết thêm rằng, Trung Quốc đã quay trở lại mua tiêu nhưng điều này có thể không đủ để thúc đẩy thị trường do Brazil và Indonesia đang bước vào mùa thu hoạch trong năm 2022. IPC kỳ vọng thị trường hồ tiêu sẽ ổn định và tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 sắp tới.
Còn theo đánh giá của Nedspice, sau một thời gian dài không tham gia vào thị trường, các thương nhân Trung Quốc đã trở lại mua hàng từ Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên lực mua vẫn còn hạn chế trong khi nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ hay EU không tăng.
Ngoài ra, trong suốt năm 2021 và nửa đầu năm 2022, nhiều nhà nhập khẩu đã tăng đáng kể lượng mua vào do dự đoán sẽ có sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả tăng cao. Do đó, lượng hàng tồn kho ở mức cao.
Xu hướng giảm giá trong những tháng qua cũng không khuyến khích những nhà đầu cơ nắm giữ hàng lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay để đầu cơ. Khi lãi suất ngày càng tăng trên toàn cầu, việc duy trì một vị thế đầu cơ lâu dài trở nên ít hơn hấp dẫn.
Những dấu hiệu đầy hứa hẹn cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đang dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng trên thị trường và không có nhiều áp lực mua.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 222,9 yen/kg, tăng 0,36% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.420 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,91% (tương đương 105 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Tại Ấn Độ, giá cao su tự nhiên rơi tự do trong thời gian qua, khiến khoảng 12 nghìn nông dân trồng cao su quy mô nhỏ ở bang Kerala - khu vực trồng cao su trọng điểm của đất nước, đang phải chịu lỗ kể từ vài tháng qua, trang The Hindu đưa tin.
Tác động của việc giảm giá đang được phản ánh một cách rõ rệt trong cuộc sống hàng ngày của người trồng cao su cũng như nền kinh tế địa phương, do đó họ cáo buộc rằng chính quyền đã chậm trễ trong việc kiểm tra đà giảm của giá.
Giá mủ cao su đã giảm xuống dưới mức 120 rupee, trong khi giá cao su tấm từ 180 rupee xuống còn 150 rupee ngay trước cuộc chiến Nga - Ukraine. Song song đó, các báo cáo về một cuộc suy thoái ảnh hưởng đến các khu vực lớn của châu Âu cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Ông Babu Joseph, Tổng thư ký Hiệp hội Quốc gia của các Liên đoàn Sản xuất Cao su Khu vực Ấn Độ, cho biết: “Sự sụt giảm giá đã xảy ra như một cú đúp đối với lĩnh vực này do bị cản trở bởi sự gia tăng chưa từng có của chi phí đầu vào”.
Ông nói thêm: “Khoảng 60% diện tích trồng cao su ở bang này sẽ được tái canh. Tình hình sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu không có hành động cụ thể nào được đưa ra vào thời điểm này”.
Trong số các đề xuất chính của nông dân ở bang Kerala, bao gồm việc tăng thuế nhập khẩu đối với mủ cao su và cao su hỗn hợp, họ cũng đang yêu cầu tăng trợ cấp tái canh - hiện vẫn ở mức 25.000 rupee/ha, và điều chỉnh giá hỗ trợ của cây trồng theo chương trình bình ổn giá từ 170 rupee lên 200 rupee.