Giá tiêu hôm nay 9/9: Nối dài chuỗi đi ngang; cao su SHFE giảm gần 1,5%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 10/9
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa vẫn được duy trì trong khoảng 66.500 - 70.000 đồng/kg.
Hiện tại, tỉnh Gia Lai đang ghi nhận mức giá thấp nhất là 66.500 đồng/kg.
Tỉnh Đồng Nai đang thu mua hồ tiêu với giá ổn định là 67.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang có mức giá chung là 67.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt đi ngang ở mức 68.500 đồng/kg và 70.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
67.500 |
- |
Gia Lai |
66.500 |
- |
Đắk Nông |
67.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
70.000 |
- |
Bình Phước |
68.500 |
- |
Đồng Nai |
67.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 7/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.135 USD/tấn
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn. Sang ngày 8/9, giá vẫn không đổi, ở mức 5.900 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
7/9 |
8/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.135 |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.900 |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Ấn Độ ASTA |
N/A |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.900 |
5.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.496 USD/tấn
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn. Sang ngày 8/9, giá vẫn không đổi, ở mức 7.600 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
7/9 |
8/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.496 |
N/A |
N/A |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.600 |
7.600 |
0 |
Hiện tại, Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu tiêu vào Liên minh châu Âu (EU), do đối thủ cạnh tranh với hồ tiêu của Việt Nam là Brazil đang gặp những bất lợi bởi các vấn đề liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Ngoài ra, Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam vào EU, trong đó có mặt hàng hồ tiêu và gia vị khi 100% dòng thuế của gia vị tại được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Việc này giúp hồ tiêu Việt có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ như Brazil và Indonesia.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, thị trường này cũng đặt ra không ít thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bởi các biện pháp phi thuế quan ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt để thực thi Hiệp định EVFTA.
Hàng rào lớn nhất của ngành hồ tiêu ở thị trường EU là tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Nội dung của hai tiêu chí này ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 223,6 yen/kg, đi ngang tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.375 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,3% (tương đương 150 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Vào hôm thứ Tư (7/9), giá cao su tự nhiên tăng tại các thị trường chủ chốt của bang Kerala (Ấn Độ), theo trang Informist Media.
Các thương nhân cho biết, nguyên nhân của sự gia tăng này là do nhu cầu mới từ các nhà dự trữ trong nước sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng vào thứ Hai (5/9).
Tuy nhiên, theo ông EJ Sunny - chủ sở hữu của Edattukdi Rubber Traders có trụ sở tại Ernakulam, triển vọng đối với cao su vẫn yếu do nhu cầu thấp từ những người mua số lượng lớn trong khi nguồn cung được kỳ vọng tăng.
Nguồn cung trong nước có thể sẽ tốt hơn dự kiến trong bối cảnh gió mùa suy yếu ở Kerala trong ba tuần đầu tiên của tháng 8, do đó không làm gián đoạn quá trình thu hoạch.
Một yếu tố khác có thể đè nặng lên thị trường cao su tự nhiên của Ấn Độ là việc dịch vụ hậu cần vận tải biển đã trở lại bình thường. Giá cước vận tải biển giảm mạnh khiến nhập khẩu cao su thiên nhiên ngày càng rẻ hơn.
Triển vọng ngắn hạn đối với cao su vẫn không mấy tích cực do nhu cầu thấp từ Trung Quốc - quốc gia chiếm khoảng 42% nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu. Hiện tại, Trung Quốc đang áp đặt các đợt phong tỏa COVID-19 mới, khiến nhu cầu đối với cao su hạn chế.