|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 8/9: Thị trường lặng sóng; cao su TOCOM tăng dưới 0,5%

06:59 | 08/09/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (8/9) vẫn ổn định tại thị trường nội địa. Các tỉnh trọng điểm đang duy trì thu mua hồ tiêu trong khoảng 66.500 - 70.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn tăng nhẹ, trong đó giá trên Sàn TOCOM biến động dưới 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 9/9

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang trong khoảng 66.500 - 70.000 đồng/kg.

Hiện tại, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 66.500 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang có mức giá chung là 67.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định ở mức tương ứng là 68.500 đồng/kg và 70.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

67.500

-

Gia Lai

66.500

-

Đắk Nông

67.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

70.000

-

Bình Phước

68.500

-

Đồng Nai

67.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 7/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.135 USD/tấn, giảm 0,27%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

6/9

7/9

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.146

4.135

-0,27

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Ấn Độ ASTA

6.254

N/A

N/A

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.900

5.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.496 USD/tấn, giảm 0,28%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

6/9

7/9

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.514

6.496

-0,28

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.600

7.600

0

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), xuất khẩu hồ tiêu của Brazil trong tháng 7 đạt 5.770 tấn, giảm 23% so với tháng trước nhưng tăng mạnh 62,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, Brazil đã xuất khẩu 45.692 tấn hồ tiêu, trị giá hơn 183 triệu USD, giảm 11,6% về lượng nhưng tăng 25,8% về trị giá so với cùng kỳ.

Nhìn chung, lượng hồ tiêu của Brazil xuất khẩu sang nhiều thị trường ghi nhận sự sụt giảm trong 7 tháng đầu qua như Mỹ giảm 41,5%, Đức giảm 33,7%, Ai Cập và Pakistan giảm 55,5% và 65,6%...

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Việt Nam bất ngờ tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên mức kỷ lục 9.249 tấn, qua đó đưa Việt Nam trở thành nước nhập khẩu tiêu lớn nhất của Brazil chiếm 20% thị phần xuất khẩu của nước này.

Theo quy định, hồ tiêu Brazil xuất khẩu vào châu Âu cần phải có giấy chứng nhận chất lượng và việc kiểm tra tại cảng xuất khẩu là điều bắt buộc (chủ yếu là để phát hiện vi khuẩn Salmonella).

Song, do khả năng khử trùng của Brazil còn nhiều hạn chế nên để tránh các vấn đề về chi phí phụ trội trong trường hợp bị từ chối, các nhà xuất khẩu đã vận chuyển tiêu của họ đến các điểm đến khác. Bằng cách này, rất nhiều tiêu đen được chuyển đến Việt Nam, nơi có công nghệ chế biến hiện đại để xử lý thêm trước khi tái xuất sang châu Âu.

Ngoài ra, tiêu của Brazil cũng được xuất khẩu khá nhiều vào Ấn Độ, một trong những nước chế biến tiêu hàng đầu khác với khối lượng 3.395 tấn, tăng 37,1% so với cùng kỳ.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm nay, đã có đến 41 lô hàng hồ tiêu của Brazil bị phát hiện nhiễm vi khuẩn Salmonella và bị cảnh báo tại châu Âu. 

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 đạt mức 221,5 yen/kg, tăng 0,23% (tương đương 0,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh lên mức 11.530 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,7% (tương đương 80 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) của Trung Quốc đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Việt Nam và Lào.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 168,98 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,3% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 6,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines,… Trong khi đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu từ một số thị trường như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Sri Lanka,…

Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) của Trung Quốc đạt 3,14 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 1,01 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,1% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 34,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Philippines; trong khi giảm nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Đài Loan,… so với cùng kỳ năm 2021.

Thảo Vy