Giá tiêu hôm nay 10/9: Giảm 500 đến 1.000 đồng/kg; cao su biến động nhẹ
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 11/9
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay quay đầu giảm 500 - 1.000 đồng/kg tại thị trường nội địa.
Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang ghi nhận khoảng giá 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai cùng giảm 500 đồng/kg, lần lượt xuống mức 66.000 đồng/kg và 66.500 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng điều chỉnh giảm 500 đồng/kg, hiện có mức giá chung là 67.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, về mức tương ứng là 67.500 đồng/kg và 69.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
67.000 |
-500 |
Gia Lai |
66.000 |
-500 |
Đắk Nông |
67.000 |
-500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
69.000 |
-1.000 |
Bình Phước |
67.500 |
-1.000 |
Đồng Nai |
66.500 |
-500 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 9/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.157 USD/tấn, tăng 0,38%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
8/9 |
9/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.141 |
4.157 |
0,38 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.900 |
2.900 |
0 |
Tiêu đen Ấn Độ ASTA |
N/A |
N/A |
N/A |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
5.900 |
5.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.532 USD/tấn, tăng 0,40%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
8/9 |
9/9 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.506 |
6.532 |
0,40 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.600 |
7.600 |
0 |
Tại Ấn Độ, mưa liên tục ở bang Kerala đã ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hồ tiêu đến các chợ đầu mối với số lượng trung bình khoảng 20 tấn, theo The Hindu Business Line.
Theo các thương nhân, mưa đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển hồ tiêu từ các trung tâm sản xuất ở Idukki và Wayanad do các hạn chế đi lại đối với các phương tiện vào ban đêm.
Hơn nữa, độ ẩm cao không quá 13,5%, dao động khoảng 12 - 12,5% cho phép nông dân giữ tiêu lâu hơn trên các sàn. Điều này đã ảnh hưởng đến nhu cầu của ngành, buộc nhiều đơn vị phải phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu nhập khẩu.
Ông Kishore Shamji, một nhà kinh doanh hồ tiêu ở Kochi, cho biết, tiêu của Sri Lanka và Việt Nam có giá nhập khẩu tối thiểu 500 rupee/kg (MIP), do đó nhiều công ty đã chọn tiêu nhập khẩu thay vì tiêu nội địa.
Tiêu chưa phân loại sản xuất tại Ấn Độ có giá dao động khoảng 495 - 500 rupee/kg. Cộng thêm thuế GST, phí vận chuyển và hoa hồng đại lý, giá tiêu sản xuất trong nước ở mức 510 - 515 rupee/kg.
Ông Kishore Shamji cũng cho biết thêm rằng, mùa thu hoạch ở Sri Lanka và sự mất giá của đồng nội tệ nước này so với USD đã thúc đẩy các thương nhân Sri Lanka xuất khẩu một lượng lớn tiêu sang Ấn Độ.
Tương tự như vậy, việc hồ tiêu Việt Nam khai báo sai quy định cũng là mối lo ngại đối với các thương nhân trong nước. Tuy nhiên, số lượng chính xác của những mặt hàng nhập khẩu này vẫn chưa được thống kê.
Thị trường đang đặt hy vọng vào mùa lễ hội sắp tới khi nhiều khu vực tiêu thụ chính đang hoạt động chậm chạp và chứng kiến nhu cầu giảm trong một thời gian dài. Sự xuất hiện của các lễ hội Ganesh Chaturthi, Jain, tiếp theo là Navratri được kỳ vọng sẽ vực dậy thị trường.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 đạt mức 222,9 yen/kg, tăng 0,36% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.420 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,91% (tương đương 105 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Tại Ấn Độ, Công ty Tiếp thị và Chế biến Cau và Cacao miền Trung (CAMPCO) đã thúc giục chính quyền bang Karnataka công bố giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) cho người trồng cao su trong bang.
Ông A Kishore Kumar Kodgi, Chủ tịch CAMPCO, cho biết, Hội đồng Cao su đã cố định chi phí sản xuất cao su ở mức 172 rupee/kg vào năm 2016, song chi phí thực tế đến nay đã lên 250 rupee/kg. Đồng thời, giá cao su đang dao động quanh mức 160 rupee/kg.
Về triển vọng sản xuất cao su, ông đánh giá Kerala đang có các điều kiện thuận lợi để sản xuất cao su hiệu quả trong năm nay. Dẫn lời các chuyên gia, ông nhận định sản lượng cao su tăng có thể dẫn đến việc giảm giá của mặt hàng này.
Trước tình hình đó, chính phủ Ấn Độ cần có biện pháp ngay lập tức để công bố MSP cho cao su, giúp người trồng đang phụ thuộc vào mặt hàng này không phải chịu nhiều tổn thất trong trường hợp giá đi xuống.
Nông dân ở các khu vực ven biển và vùng Malnad của bang Karnataka đã trồng cao su cùng với trồng cau. Do đó, việc giá cao su giảm đã khiến nhiều người lo ngại về triển vọng tương lai của mặt hàng này.
Đề cập đến cơ cấu thuế đối với cao su nhập khẩu, ông cho biết cao su tự nhiên chịu thuế hải quan 25% và cao su hỗn hợp chịu thuế hải quan 10%.
Ông cáo buộc rằng, cao su thiên nhiên đang được một số người nhập khẩu dưới dạng cao su hỗn hợp để tránh một phần thuế. Điều này đã ảnh hưởng đến người trồng cao su do giá thị trường của hàng hóa thấp hơn giá thành sản xuất.
Chính vì vậy, ông thúc giục chính quyền bang Karnataka đệ trình lên chính phủ về việc áp đặt thuế quan thống nhất đối với cả cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp, theo The Hindu Business Line.